Vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới
Đó là cảnh báo trên tờ Tiếng vang của Pháp trong số báo ra ngày 22/10. Bài báo viết: Từ vài tháng nay, "cà phê robusta từ Brazil được nhập khẩu ồ ạt vào châu Âu, một hiện tượng bất thường". Bài báo giải thích, nước này đang đẩy mạnh xuất khẩu "dòng cà phê robusta conillon có giá rẻ hơn nhiều trên thị trường thế giới so với cà phê robusta của Việt Nam và dòng cà phê robusta của Brazil đang ngày càng thu hút sự quan tâm của khách hàng". Không chỉ có Brazil tăng sản lượng. Indonesia cũng đang lao vào cuộc đua.
Tóm tắt một cách ngắn gọn cho những ai ít thời gian, chapo của bài báo nêu 2 ý: "Brazil có thể sẽ sớm soán ngôi vị quốc gia robusta lớn nhất thế giới mà hiện Việt Nam đang nắm giữ" và "Indonesia cũng có thể tăng sản lượng robusta lên hơn gấp rưỡi trong vòng 5 năm tới".
Indonesia đang dần có thêm sức nặng trên thị trường cà phê robusta thế giới, nhờ một chương trình khuyến nông quy mô lớn. Tờ El Financiero cho biết, Bộ Nông nghiệp Indonesia đang tiến hành "kế hoạch hỗ trợ nông dân sử dụng phân bón và hạt giống cà phê chất lượng, tìm cách bảo vệ câycà phê trước ký sinh trùng và dịch bệnh, thậm chí hỗ trợ tài chính cho nông dân".
Theo bài báo, "Hiệp hội cà phê Indonesia trông đợi nhu cầu cà phê trên thế giới tăng thêm nữa, đặc biệt là thị trường Trung quốc, khi giới trẻ nước này ngày càng quen với văn hóa cà phê". Bài báo viết: "Indonesia đang cạnh tranh được với các nhà sản xuất cà phê Việt Nam và Brazil".
Cạnh tranh trên thị trườngcà phê không chỉ là giá thấp, mà còn phải tạo thêm những hương vị mới lạ. Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta đang ở mức đáy từ 9 năm trở lại đây. Ngày 21/10, một tấn cà phê robusta chỉ còn 1.209 USD trong khi đã có lúc bán được với giá 2.600 USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo