Thị trường

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về công suất điện mặt trời

Việt Nam hiện đi đầu khu vực Đông Nam Á với công suất điện mặt trời là 5,5 GW tính đến cuối năm nay, chiếm 44% tổng công suất của cả khu vực, theo Rishab Shrestha, chuyên gia phân tích về điện và năng lượng tái tạo tại công ty tư vấn Wood Mackenzie. Năm ngoái, công suất điện mặt trời của Việt Nam là 134 MW.

Một số chính sách hỗ trợ DNNVV vẫn chưa đi vào cuộc sống: Vướng ở đâu? / Bẫy tín dụng đen bùng phát

Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ điện được sản xuất bằng năng lượng tái tạo lên khoảng 23% vào năm 2030, ông Andreas Cremer, giám đốc năng lượng và hạ tầng cho thị trường châu Âu, Trung Đông và châu Á tại công ty đầu tư DEG, cho biết. Trong đó, 10,7% đến từ năng lượng tái tạo và 12,4% đến từ thủy lực.

Ông Cremer đánh giá quá trình phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là khá ấn tượng.

"Họ bắt đầu thay đổi kế hoạch phát triển ngành điện vào năm 2016, với mục tiêu điện đến từ năng lượng tái tạo và thủy lực tăng lên 23% từ mức 16% của năm 2011. Đầu năm 2019, về cơ bản họ chưa có gì. Tuy nhiên, đến tháng 6, công suất phát điện từ năng lượng tái tạo đạt hơn 4 GW, chiếm khoảng 8,28% tổng nguồn cung điện của Việt Nam, theo số liệu của EVN", ông nói tại Hội nghị Thượng đỉnh Năng lượng sạch châu Á hồi tháng 10.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của các dự án điện mặt trời ở Việt Nam dẫn tới tình trạng quá tải lưới điện, tức là lượng điện mặt trời phát ra vượt công suất lưới điện 18%, ông Shrestha của Wood Mackenzie cho hay. Theo ông, Việt Nam cần phải đầu tư mạnh hơn cho ngành điện.

"Các dự án điện mặt trời được chấp thuận tại Ninh Thuận và Bình Thuận có công suất là 5 GW, gấp hơn 2 lần công suất có thể lên lưới".

lap-dat-dien-mat-troi-5251-1574168917.jp

Tình hình phát triển các dự án điện mặt trời ở Đông Nam Á. Ảnh: The ASEAN Post.

Bên ngoài Việt Nam, Malaysia gần đây cũng đấu thầu dự án điện mặt trời có công suất dự kiến 500 MW. Trong đó, 365 MW được trả giá thấp hơn so với giá điện trung bình được phát bằng khí, ông Yeo Bee Yin, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Khoa học - Công nghệ và Môi trường Malaysia, tiết lộ.

"Lần đầu tiên trong lịch sử của Malaysia, chi phí sản xuất điện mặt trời quy mô lớn thấp hơn điện khí. Cuối cùng, chúng tôi cũng có nguồn năng lượng thay thế rẻ hơn khí", ông Yeo phát biểu tại Tuần năng lượng Quốc tế Singapore.

Malaysia đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu phát điện từ mức hiện tại là 6% lên 20% vào năm 2025, trong đó tập trung chủ yếu vào điện mặt trời. Quốc gia này cũng dự kiến mở phiên đấu thầu một dự án điện mặt trời 500 MW khác trong quý II/2020, ông Yeo bổ sung.

Với Singapore, quốc đảo đặt mục tiêu đạt tổng công suất điện mặt trời vào năm 2030 là 2 GW, tương đương hơn 10% nhu cầu tiêu thụ điện hiện nay. Singapore tham vọng có thể dùng điện mặt trời thay thế khí thiên nhiên, hiện là nguồn năng lượng giúp sản xuất ra 95% lượng điện cả nước.

Đông Nam Á chủ trương đẩy nhanh kế hoạch khai thác năng lượng mặt trời trong những năm tới nhờ chi phí phát điện từ một số dự án điện mặt trời có xu hướng rẻ hơn các nhà máy nhiệt điện khí.Với nhu cầu tiêu thụ điện dự báo gấp đôi vào năm 2040, Đông Nam Á đang cố gắng tăng tỷ lệ sản lượng điện đến từ các nguồn năng lượng tái tạo, vừa để đảm bảo giá điện phải chăng vừa để chống lại biến đổi khí hậu.

 

Tổng công suất phát điện mặt trời của Đông Nam Á có thể gấp gần 3 lần lên 35,8 GW trong năm 2024, so với mức ước tính 12,6 GW của năm nay, theo dự đoán của Wood Mackenzie.Các dự án điện mặt trời quy mô lớn sẽ chiếm ưu thế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong 5 năm tới. Đồng thời, các dự án nhỏ hơn sẽ chiếm 32% công suất bổ sung.

Tuy nhiên, Đông Nam Á vẫn phụ thuộc lớn vào than và chậm trong việc áp dụng các phương thức sản xuất điện bền vững hơn.Ông Cremer của DEG đánh giá rất khó để các nước thay thế hoàn toàn than. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp sẽ cố gắng thay thế than bằng năng lượng tái tạo để đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

Các nền kinh tế cần phải có đủ điện để duy trì tăng trưởng, đặc biệt trong bối cảnh mọi người liên tục di cư lên các thành phố lớn như Jakarta, Bangkok và TP HCM."Mọi người sống ở thành thị luôn muốn chất lượng không khí cải thiện hơn. Đó cũng là một lý do khác khiến các quốc gia đẩy mạnh năng lượng tái tạo", ông Cremer nói.

Ngoài điện mặt trời, chi phí sản xuất điện gió cũng có xu hướng giảm trong vài năm gần đây và về gần ngang với điện than. Điều này tạo ra cơ hội cho các chính phủ, nhà hoạch định chính sách cũng như giới tư nhân tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm