Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ của thế giới
Tháo gỡ khó khăn đầu tư tín dụng trong nông nghiệp / Lãnh đạo Mỹ, Nhật, Ấn ủng hộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa
Ảnh minh họa.
Ngành lâm nghiệp đã có những bứt phá về mặt chất lượng và thị trường khi dự kiến giá trị xuất khẩu lâm sản chính của cả năm 2018 sẽ đạt 9,4 tỷ USD, về đích trước 2 năm so với Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển rừng. Thị trường xuất khẩu gỗ chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới về xuất khẩu lâm sản, chỉ sau Trung Quốc, Đức, Italy và Ba Lan. Thị phần xuất khẩu lâm sản của Việt Nam hiện chiếm khoảng 6% tổng giá trị của thị trường lâm sản thế giới.
Việc hàng loạt hiệp định thương mại tự do sắp có hiệu lực cũng đang mở ra những cơ hội lớn cho xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản Việt Nam với dự báo đến năm 2020, xuất khẩu lĩnh vực này sẽ đạt trên 11 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 nhập khẩu đồ gỗ và lâm sản của Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu này đã tăng trưởng mạnh khi đồ gỗ vượt qua gạo và thủy sản, vươn lên vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Quốc. Hiện đồ gỗ chỉ thua rau quả và bằng sát nút với cao su về kim ngạch. Tuy đã có những bước tiến dài của xuất khẩu đồ gỗ sang Trung Quốc, thực tế cho thấy đã có không ít cơ hội bị bỏ lỡ và cũng có không ít thách thức được đặt ra đối với việc xuất khẩu mặt hàng này.
Theo Bộ Công Thương, nhu cầu sản phẩm đồ gỗ toàn cầu hiện lên tới 430 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ bằng hơn 2% nên "miếng bánh" thị phần này còn rất lớn. Việc xác định lại vị thế của ngành gỗ nhằm có những giải pháp đồng bộ hơn sẽ là cơ sở quan trọng để Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất đồ gỗ của thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo