Việt Nam là điểm thu hút đầu tư hàng đầu trong APEC
Kim ngạch xuất khẩu nông sản tại nhiều thị trường chủ lực bị sụt giảm / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Nỗi lo xuất khẩu nông sản, ngừng nhập gỗ rừng từ Lào và Campuchia
51% DN APEC có kế hoạch tăng cường đầu tư trong năm tới
Theo cuộc khảo sát mới nhất do PwC thực hiện với 1.189 lãnh đạo DN tại 21 nền kinh tế thuộc Diễn dàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), 35% số người trả lời rất tin tưởng vào triển vọng tăng trưởng doanh thu, giảm nhẹ so với tỷ lệ 37% năm ngoái. Cuộc khảo sát được thực hiện trước thềm Hội nghị Thượng đỉnhDN APEC (APEC CEO Summit) diễn ra tuần này tại Papua New Guinea.
Cuộc khảo sát cho thấy, các nhà lãnh đạo DN ở Mỹ và Thái Lan thuộc nhóm lạc quan nhất, với 57% người trả lời ở Mỹ và 56% ở Thái Lan cho biết họ "rất tự tin" về khả năng tăng trưởng doanh thu, trong khi những người trả lời ở Trung Quốc và Mexico - hai đối tác thương mại lớn nhất ở Mỹ - cho thấy mức độ lạc quan ở dưới mức trung bình là 25% và 21%.
Trong khi đó, 33% số người được khảo sát ở Việt Nam cho biết họ "rất tự tin" về triển vọng tăng trưởng ngắn hạn của công ty mình và 48% khác trả lời là "khá tự tin". Thương mại quốc tế có khả năng tiếp tục là nguồn tăng trưởng cho các DN Việt Nam: 40% kỳ vọng tăng cơ hội doanh thu nhờ vào các hiệp định thương mại song phương mới và 34% dự báo cơ hội phát sinh từ các hiệp định đa phương mới.
Ngoài việc nhìn nhận tích cực về khả năng tăng trưởng doanh thu, 51% lãnh đạo DN trong khu vực APEC đang có kế hoạch nâng mức đầu tư, cao hơn tỷ lệ 43% cách đây hai năm. Những điểm đến dự kiến thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong khu vực APEC sẽ là Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Australia và Thái Lan; trong đó Việt Nam giữ vị trí hàng đầu năm thứ hai liên tiếp.
Theo bà Đinh Thị Quỳnh Vân -Tổng giám đốc Công ty PwC Việt Nam: "Các hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn như CPTPP, FTA EU- Việt Nam,.. sẽ giúp Việt Nam mở rộng tiềm năng thu hút thêm vốn đầu tư và kiến tạo thêm các cơ hội kinh doanh xuyên biên giới trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, để tối đa hóa được các lợi ích từ những hiệp định thương mại này, Việt Nam sẽ cần tiếp tục cải cách thể chế, tăng cường đầu tư trong nước, cũng như cải thiện các tiêu chuẩn sản xuất và lao động."
DN Việt lo tìm nguồn nhân lực công nghệ cao
Nhận định về quan điểm chung của các lãnh đạo DN trước tình hình thương mại trong APEC, đặc biệt sau khi Mỹ và Trung Quốc tăng các mức thuế quan trong thời gian gần đây, ông Raymund Chao -Chủ tịch PwC Trung Quốc cho biết: "Có khoảng 1/5 các nhà lãnh đạo DN mà chúng tôi khảo sát đã gặp phải những rào cản mới về thương mại trong năm vừa qua. Tuy nhiên, số CEO mong đợi cơ hội mới từ các thỏa thuận thương mại mới đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Sẽ luôn có người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong bất kỳ cuộc chiến tranh thương mại nào. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng, các DN đang mở ra những con đường mới để phát triển."
Thị trường việc làm cũng có triển vọng tích cực, với 56% lãnh đạo DN tại APEC (tỷ lệ ở Việt Nam cũng là 56%) cho biết họ đang tạo thêm việc làm và chỉ 9% (Việt Nam 14%) chủ động cắt giảm nhân sự dưới tác động trực tiếp của công nghệ lên lực lượng lao động.
Tuy nhiên, tài năng phù hợp không phải lúc nào cũng sẵn có và các lãnh đạo DN đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự với các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp, khảo sát của PwC cho thấy. Khoảng cách về cung và cầu là rõ rệt nhất đối với các kỹ năng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), khi mà 65% lãnh đạo DN APEC (Việt Nam là 76%) cho rằng chính phủ cần nỗ lực hơn để đào tạo các chuyên gia STEM, trong khi chỉ có 14% (Việt Nam 4%) cảm thấy rằng chính phủ đã và đang nỗ lực đủ trong lĩnh vực này.
Các nhà lãnh đạo DN tại APEC cũng rất ý thức về yêu cầu đầu tư nhiều hơn vào việc chuyển đổi kỹ thuật số. Với việc nền kinh tế internet dự kiến đạt tổng trị giá hơn 200 tỷ USD chỉ riêng trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2025, hai ưu tiên đầu tư hàng đầu của các lãnh đạo DN là cải thiện khả năng tương tác với khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số và nâng cao kỹ năng số cho lực lượng lao động của họ.
"Khi được hỏi họ mong đợi những chính sách gì để Việt Nam có thể tiến bước trong nền kinh tế kỹ thuật số, các CEO tham gia khảo sát cho biết 'cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số' là ưu tiên cao nhất. Vai trò của DN là cần xác định và trình bày các yêu cầu của họ về cơ sở hạ tầng, trong khi vai trò của chính phủ là thấu hiểu các yêu cầu đó và triển khai các chính sách, quy định phù hợp để thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ sở hạ tầng số." - bà Đinh Thị Quỳnh Vân cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá