Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
Tỷ giá ngoại tệ ngày 15/9: USD giảm, bảng Anh tăng giá / Hàng trăm người đặt tiền, chờ mua loại nấm đắt nhất thế giới về Việt Nam
"Việt Nam là một trong 10 nước hàng đầu tiếp nhận lượng kiều hối nhiều nhất thế giới, với khoảng 2,5% tổng kiều hối toàn cầu năm 2017", báo cáo "Tài chính cho phát triền bền vững ở Việt Nam" do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa công bố cho thấy.
Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.
Trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, Mỹ là nguồn lớn nhất, chiếm 55%, kế đó là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc.
Những nhóm đối tượng chính gửi kiều hối về Việt Nam là Việt kiều hải ngoại và lao động xuất khẩu, với Việt kiều chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp chiếm phần lớn 80-90% lượng kiều hối gửi về nước.
Xuất khẩu lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ 6-7% tổng lượng kiều hối, nhưng đang gia tăng theo đà gia tăng nhanh của xuất khẩu lao động sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Kiều hối về Việt Nam tăng đều đặn và quy mô nhiều gấp bốn lần khối lượng ODA năm 2016 và tương đương với lượng FDI năm 2017.
Đến cuối năm 2016, kiều hối gửi về thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 50% tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam, trong đó 70% được chuyển sang hoạt động kinh doanh và 20% cho bất động sản.
Trong giai đoạn 2006 - 2017, kiều hối chiếm 6-8% GDP hàng năm, cao hơn các nước phát triển khác bình quân chiếm 1-2% GDP.
Các nguồn tài chính nước ngoài cho phát triển của Việt Nam.
Ở các nước ASEAN, Philippines là nước nhận nhiều kiều hối nhất với tổng lượng nhận là 25,6 tỷ USD năm 2015, nhiều gấp hai lần kiều hối của Việt Nam 11 tỷ USD - nước tiếp nhận kiều hối thứ hai trong khu vực. Ở Philippines, kiều hối chiếm 17% tổng nguồn tài chính trong khi ở Myanmar chỉ chiếm 13%, ở Việt Nam chiếm 12%.
Kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cán cân vãng lai của đất nước.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng, xét dòng kiều hối ngày càng nhiều, kiều hối có thể có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài chính phát triển của Việt Nam nếu, ngoài phục vụ mục đích tiêu dùng, kiều hối được chuyển sang các dự án đầu tư sản xuất/kinh doanh và chuyển ra khỏi lĩnh vực bất động sản hoặc "tích lũy" dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo