Việt Nam nằm trong nhóm phục hồi sản xuất mạnh nhất châu Á
Thẻ Xanh cho gia đình Việt / Quản lý dòng tiền hiệu quả với Dịch vụ truy vấn thanh toán quốc tế qua Swift GPI HDBank

Các công nhân Việt Nam đang làm việc trong một công ty may ở tỉnh Hưng Yên. (Ảnh: Reuters)
Kinh tế trưởng Bloomberg Economics châu Á Chang Shu cho biết, các chỉ số quản lý mua hàng sản xuất tháng 6 của châu Á cho thấy hầu hết các nền kinh tế đang phục hồi, mặc dù với các tốc độ khác nhau.
PMI chính thức của Trung Quốc cho thấy sự phục hồi đang tăng tốc, được hỗ trợ bởi nhu cầu bên ngoài. Một số nền kinh tế như Australia đã bước đầu phục hồi mạnh mẽ khi việc đóng cửa và giãn cách xã hội được nới lỏng. Một số quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản, vẫn còn bị ảnh hưởng sâu.
Chỉ số PMI của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã cải thiện đôi chút, nhưng vẫn ở dưới mức 50. Trong khi sản lượng nhà máy ở Việt Nam và Malaysia đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 1 và tháng 12, trước khi COVID-19 lan rộng trong khu vực. PMI của Việt Nam là 51,1.

Một người đàn ông làm việc tại một nhà máy ở Hà Nội.
Chỉ số PMI của Indonesia tăng gần 11 điểm, mức tăng lớn nhất kể từ ít nhất là năm 2011, song vẫn dưới 50.
Thị trường tài chính tăng điểm trong quý II, lạc quan rằng việc mở cửa kinh tế trở lại trên toàn cầu sẽ làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và hồi phục tiêu dùng. Tuy nhiên, thất bại trong việc kiểm soát COVID-19 ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ, đã kiềm chế sự phục hồi của PMI.
Bloomberg Economics dự báo kinh tế toàn cầu suy thoái 4,7% trong năm nay, giảm so với ước tính trước đó về sự suy thoái 4%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Chính thức kết nối trở lại đường bay thẳng Osaka – Đà Nẵng
Không phát sinh chi phí dịch vụ Bưu điện khi thay đổi địa giới hành chính
Sau 2 tháng thực hiện Nghị quyết 68, số doanh nghiệp gia nhập thị trường khởi sắc
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
Chuỗi cung ứng lạnh bứt tốc, hướng mốc 1,7 triệu pallet vào 2028

Hai trụ cột cải cách trong xây dựng Chính phủ điện tử, nền tài chính số quốc gia