Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất đang lên của thế giới
Cập nhật tỷ giá ngoại tệ ngày 20/6/2022: USD tiếp tục tăng / Thanh long sang EU: "Khi nào nắm chắc 100% về lô hàng, doanh nghiệp hãy xuất khẩu"
Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đến năm 2025, Việt Nam sẽ vượt qua Philippines và Singapore vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP hơn 571 tỷ USD. Trong vòng hai thập kỷ, Việt Nam đã thực sự lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất đang lên của thế giới.
Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của thế giới một lần nữa được các chuyên gia và tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng HSBC hay IMF khẳng định trong các báo cáo phân tích của mình.
Báo cáo mới nhất với tựa đề "Lấy lại hào quang chiến thắng", Ngân hàng HSBC nhận định, với xuất phát điểm chỉ là một nước xuất khẩu hàng may mặc và da giày có giá trị gia tăng thấp, đến nay Việt Nam đã dần trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng trong ngành hàng công nghệ.
"Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất các mặt hàng điện tử, linh kiện điện thoại di động. Sản xuất điện thoại và linh kiện tăng trưởng khá nhanh và hiện chúng ta đang chiếm thị phần là 13%", ông Ngô Đăng Khoa - Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, Ngân hàng HSBC Việt Nam cho hay.
Việt Nam đang ngày càng có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng của thế giới. Ảnh minh họa.
Báo cáo HSBC cũng nhấn mạnh, sự thành công của Samsung và Intel tại Việt Nam đã kéo theo các tập đoàn công nghệ khổng lồ khác cũng đẩy nhanh quá trình chuyển hướng chuỗi cung ứng sang Việt Nam.
Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư nước ngoài xây dựng, mở rộng xưởng sản xuất.
Theo thông tin từ trang AJU Business Daily của Hàn Quốc, công ty LG Display thuộc tập đoàn LG dự kiến sẽ huy động khoảng 1 tỷ USD vốn đầu tư từ các ngân hàng trong và ngoài nước để mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình OLED và xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy của họ ở Việt Nam.
Ông Ishiguro Yohei - Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) Văn phòng Việt Nam cho biết: "Trong bối cảnh cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng do COVID-19 vai trò của Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng hơn. Không hề quá lời khi nói rằng Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Nhật Bản, vì vậy việc củng cố và phát triển hơn nữa chuỗi cung ứng của Việt Nam là vô cùng cần thiết đối với các công ty Nhật Bản".
"Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đang cho thấy quyết tâm trong việc nâng cao giá trị chuỗi sản xuất. Đặc biệt là đầu tư cho việc cải thiện năng lực sản xuất", ông Christopher Jeffery - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (Britcham) đánh giá.
Trong bài phân tích về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam sau COVID-19, chuyên gia Raymond Mallon - Viện chính sách Australia - Việt Nam cũng có chung nhận định rằng, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Họ đẩy mạnh đầu tư, chuyển giao công nghệ, để tăng năng suất và thu nhập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao