Việt Nam trong nhóm có chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất châu Á
Giá xăng có thể tăng mạnh vào ngày mai / Trị bệnh "tắc đường" nông sản
Theo báo cáo của TMX - công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương, tổng chi phí vận hành trung bình của một doanh nghiệp tại Việt Nam từ 79.000 - 200.000 USD/mỗi tháng. Với con số này, Việt Nam đang là quốc gia thu hút dòng vốn ngoại mạnh mẽ, khi là 1 trong 3 thị trường có chi phí vận hành bình quân thấp nhất trong khu vực châu Á.
Một doanh nghiệp phân tích dữ liệu tiêu dùng lớn của Nhật Bản vừa quyết định đầu tư vào doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam Trandata, với mảng kinh doanh dữ liệu lớn. Quyết định đầu tư này được đưa ra sau nhiều cân nhắc về hiệu quả hoạt động. Theo họ, hợp tác với một doanh nghiệp Việt Nam sẽ giảm chi phí nhân công, chi phí xây dựng hạ tầng công nghệ, vì phía Việt Nam đã có sẵn, đáp ứng được yêu cầu của họ.
"Khi vào Việt Nam, tìm hiểu và phân tích hành vi người dùng Việt Nam, trước đây họ phải mua bán thông qua công ty quảng cáo, nhà tư vấn thì bây giờ thông qua công nghệ, họ có thể giảm được chi phí từ 3 - 5 lần", ông Trần Đăng Hòa, Giám đốc điều hành FPT Software, cho biết.
Chi phí lao động của Việt Nam nằm trong nhóm giá cả tốt nhất, thuộc top 4 châu Á. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Trong khi đó, nhà đầu tư đến từ châu Âu đã xây dựng 5 khu công nghiệp tại Việt Nam trên quỹ đất rộng 3.500 ha tại Hải Phòng và Quảng Ninh, thu hút được trên 130 dự án. Đơn vị này cho biết, lợi thế chi phí thấp của Việt Nam đang rất thu hút nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đặt cơ sở sản xuất.
"Việt Nam hiện đang là một điểm đến lý tưởng, có tính cạnh tranh cao so với các quốc gia khác của châu Á. Xét về giá điện thấp kết hợp với lợi thế về nguồn lao động, đặc biệt là chi phí thuê lao động của các nhà đầu tư, tôi tin rằng Việt Nam nên định hình một chiến lược đón làn sóng nhà đầu tư mới ngay khi dịch bệnh COVID-19 chấm dứt", Tổng Giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C Bruno Jaspaert đánh giá.
Theo báo cáo của TMX, chi phí nhân công lao động là chi phí chính, chiếm tới 55% trong tổng chi phí kinh doanh ở tất cả các quốc gia. Chi phí lao động của Việt Nam nằm trong nhóm giá cả tốt nhất, thuộc top 4 châu Á. Những chi phí tiếp theo để vận hành doanh nghiệp bao gồm chi phí thuê kho, chi phí hậu cần và tiện ích viễn thông của Việt Nam cũng rất thu hút.
"Hầu hết các công ty muốn thiết lập và di dời sản xuất sẽ xem xét tổng chi phí hoạt động như là một phần của đánh giá. Các công ty có mục tiêu tổng thể khác nhau, và sẽ đánh giá cơ sở chi phí trong bối cảnh thực tiễn của công ty để quyết định lựa chọn đầu tư. Bên cạnh chi phí vận hành tốt, Việt Nam cũng là một quốc gia đông dân, nhu cầu tiêu dùng lớn. Điều này cũng thu hút nhiều nhà sản xuất trước cơ hội đặt cơ sở sản xuất ngay tại một thị trường tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng", Giám đốc Chuỗi cung ứng Công ty TMX Global Megan Benger nhận định.
Ngoài yếu tố định lượng, nhà đầu tư nước ngoài cũng xem xét các yếu tố định tính như môi trường kinh doanh, sự sẵn sàng chuyển đổi số khi lựa chọn thị trường đầu tư. TMX ghi nhận, Việt Nam đạt điểm cao hơn hầu hết các quốc gia khác do mức tăng trưởng GDP tốt và tình hình kinh tế ổn định. Do đó, Việt Nam là vị trí chiến lược để các công ty đặt cơ sở sản xuất trong khu vực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp