Vĩnh Phúc: 'Hái' ra tiền từ chăn nuôi bò sữa
Phát triển ngành chăn nuôi phải đảm bảo năng suất, chất lượng gắn với bảo vệ môi trường / Cà Mau: Làm giàu từ mô hình nuôi chồn hương
Nhiều hộ gia đình chăn nuôi ở xã Thái Hòa đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ chăn nuôi bò sữa và ngày càng được người dân ở địa phương quan tâm, nhân rộng mô hình, góp phần làm đa dạng mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương, thúc đẩy cho diện mão một xã vùng quê nghèo nhanh chóng hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đúng thực chất.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch cho hay, với mong muốn làm giàu từ vùng đất nghèo đồi bãi, từ năm 2001 một số hộ dân ở xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn đầu tư phát triển đàn bò sữa.
Địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ bà con như tạo điều kiện cho tiếp cận với các nguồn vốn vay để chăn nuôi; tổ chức các lợp tập huấn và hướng dẫn người dân chăn nuôi đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi bò sữa. Chăn nuôi bò đã thành công ở một số hộ tiên phong và chính quyền xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch coi đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong tái cơ cấu nông nghiệp ở địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Giờ đây, con bò sữa ngày càng xuất hiện nhiều ở các thôn xóm; khắp các vườn đồi, khu ruộng đồng khó canh tác đều phủ xanh mướt của các loại cỏ được người dân trồng, chăm sóc chu đáo nhằm phục vụ vật nuôi "cưng" này. Nhiều người chăn nuôi ở Thái Hòa ví cây cỏ được trồng ở khắp đồi, bãi, ruộng đồng ở Thái Hòa đã mang lại nguồn sữa thơm vô tận, "cây cỏ có vị ngọt hơn cây mía" bởi đã tạo ra nguồn sản phẩm thơm, sạch, là thực phẩm an toàn và giá trị dinh dưỡng cao...Nguồn sữa từ đàn bò ấy đã giúp người dân nghèo ở Thái Hòa xây nhà khang trang, tậu xe ô tô, đường làng ngõ xóm cũng được người dân góp công góp của để xây dựng láng bóng, xinh đẹp.
Gia đình anh Đỗ Đình Anh ở thôn Rừng, xã Thái Hòa trước đây kinh tế khó khăn, khi tìm hiểu về con bò sữa chăn nuôi ở các địa phương khác và tìm hiểu cụ thể về vật nuôi này tại quê hương thấy có triển vọng. Năm 2014, anh Đỗ Đình Anh đã mua 2 con bò sữa về nuôi phát triển kinh tế gia đình.
Đến nay, gia đình anh Đỗ Đình Anh đã có 20 con bò sữa; trong đó, có 12 con đang cho sữa. Trung bình mỗi con bò cho khai tác sữa đạt từ 20-25kg sữa/ngày, giá bán sữa tại các điểm thu mua tại xã từ 12.500 đồng đến 13.000 đồng/kg. Tính toán của gia đình anh Đỗ Đình Anh, sau khi trừ các chi phí đầu tư, một con bò thời kỳ cho khai thác sữa với giá cả ổn định thì thu lời trên 3 triệu đồng/tháng/con.
Nhận thấy triển vọng từ nghề nuôi bò sữa, năm 2012 bà Trần Thị Minh đã vay vốn xây dựng chuồng trại và mua 5 con bò giống về nuôi. Đến nay, gia đình bà đã có đàn bò sữa 15 con, trong có luôn có khoảng 80% đàn bò của gia đình cho khai thác sữa thường xuyên, mỗi con cho từ 18-27 kg sữa/ngày. Mỗi ngày, đàn bò của bà cho thu khoảng 3 triệu đồng.
Ông Hà Minh Luân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi và phát triển bò sữa xã Thái Hòa, cho biết: Hợp tác xãhiện có 44 thành viên, đều là các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa trong xã, với tổng đàn bò gần 400 con.
Hợp tác xãđang hợp tác với Công ty Sữa Hà Lan trong tiêu thụ sữa cũng như hướng dẫn chăm sóc bò, quy trình lấy sữa cho các thành viên. Hàng ngày, bà con tiến hành vắt sữa bò 2 lần, sau đó đưa đến kho bảo quản của hợp tác xãđúng quy trình, đảm bảo các quy định, nhất là về vệ sinh an toàn... của công ty sữa đề ra.
Theo ông Hà Minh Luân, các thành viên của Hợp tác xãthường xuyên được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò sữa hiệu quả cao nhất; được hỗ trợ 50% giá trị khi mua sắm máy vắt sữa bò, được hỗ trợ phí bảo hiểm vật nuôi, được cấp thuốc khử trùng, tiêu độc chồng trại, hỗ trợ tinh bò...
Nhờ vậy, các thành viên hầu hết là các hộ gia đình chăn nuôi bò sữa trong xã khá yên tâm trong chăn nuôi bởi giá sưa ổn định, do kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm sữa nên tạo dựng được niềm tin của doanh nghiệp, khách hàng. Mặt khác, những thành viên đều cùng người họ hàng, bà con trong làng xã luôn nhiệt tình trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong việc chăm sóc, phát triển đàn bò hiệu quả nhất.
Hợp tác xã cũng đứng ra thu mua sữa tươi của các hộ chăn nuôi trong xã và các xã lân cận. Với nguồn cung và chất lượng ổn định, Hợp tác xãđã liên hệ với các đại lý thu mua và ký kết hợp đồng, cung ứng nguồn sữa cho doanh nghiệp lớn và uy tín.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'