'Cú hích' nâng tầm ngành chăn nuôi
Gỗ Việt nơm nớp nỗi lo rủi ro giả xuất xứ / Ngành ngân hàng đang... thất thu phí dịch vụ
Bộ NN&PTNT đang xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040. Chiến lược này đặt ra mục tiêu đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi của Việt Namthuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.
Tìm cách thoát tư duy manh mún
Đánh giá về ngành chăn nuôi bò sữa, bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH chia sẻ, chưa khi nào Việt Nam có vị thế lớn mạnh trên bản đồ thế giới về bò sữa như hiện nay.
"Giờ đi hội thảo quốc tế, tôi luôn được mời phát biểu về giải pháp phát triển đàn bò Organic. Sản phẩm đi thi đạt giải vàng, giải đặc biệt, vượt qua 60-70 nhãn hàng trên thế giới", bà Hương nói.
Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi của Việt Namsẽ thuộc nhóm các quốc gia tiến tiến trong khu vực. |
Theo đó, bà Hương khẳng định, thời gian tới, để ngành chăn nuôi lớn mạnh cần "lôi kéo" thêm nhiều doanh nghiệp như TH, hướng tới phát triển các sản phẩm an toàn, sạch theo tiêu chuẩn Organic.
Đồng thời, Chủ tịch Tập đoàn TH cũng kỳ vọng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi phải bao quát được nhiều mục tiêu. Muốn phát triển thì trước hết phải xem nội lực của mình có gì và thị trường có cần nó không? Đặc biệt, Nhà nước cần "phân vai" quản lý rõ ràng đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm nông nghiệp.
Còn theo ông Đào Mạnh Lương - Tổng giám đốc Tập đoàn Mavin, cần phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành chăn nuôi, như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... Đây là cách để hạ giá thành, nâng cao cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Nếu như giai đoạn trước, ngành chăn nuôi hướng tới sản xuất đủ nhu cầu, thì trong giai đoạn 2020-2030, mục tiêu đặt ra là phải nâng tầm vị trí ở quốc tế, hướng tới chế biến theo chuỗi, đẩy mạnh xuất khẩu.
"Chúng tôi đề nghị Chính phủ nhanh chóng ban hành chiến lược để doanh nghiệp có định hướng, mục tiêu phấn đấu, giúp "đại bàng" hay "chim sẻ" đều có thể bay cao, bay xa theo tầm nhìn này", ông Lương chia sẻ.
Về phía địa phương, ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết ngành chăn nuôi đang đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy vậy, tới đây, Đồng Nai sẽ không đặt nặng dư địa tăng trưởng về số lượng, mà tập trung vào chất lượng để phát triển bền vững, xây dựng chuỗi liên kết, hạ giá thành sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội,Thành phố sẽ tiếp tục cơ cấu lại sản phẩm chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm. Trong đó, tập trung chăn nuôi theo chuỗi giá trị.
Đánh giá về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, đại diện TP Hà Nội nhìn nhận, đã là chiến lược thì đi theo đó phải có chính sách. TP Hà Nội đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ mua giống gia súc, gia cầm nhập ngoại có năng suất, chất lượng cao. Tới đây, TP Hà Nội mong muốn có chợ đầu mối chuyên về ngành gia súc, gia cầm, thủy sản để giải quyết tốt bài toán đầu ra cho ngành.
Thời cơ đang tới...
Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Lan - Hiệu trưởng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần làm tốt quy hoạch tổng thể quy mô chăn nuôi gắn với yếu tố thị trường để đảm bảo công tác dự báo, có như vậy hiệu quả chăn nuôi mới bền vững.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn vừa qua còn nhiều tồn tại. Tốc độ phát triển nhanh nhưng mất cân đối. Ba khâu quan trọng trong chăn nuôi gồm: sản xuất, chế biến, tiêu thụ thì mới làm tốt được khâu sản xuất. Chế biến hiện đang rất “lõm bõm”, vẫn chủ yếu là các nhà mổ thủ công, các nhà máy chế biến hiện đại rất ít...
Theo ông Cường, đây là tồn tại phải nhìn nhận. Chính vì vậy, ngay từ năm 2019, khi kết thúc chiến lược 2008-2019, Bộ NN&PTNTđã báo cáo Chính phủ xây dựng chiến lược chăn nuôi mới giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 để xác định lại vị thế mới cho ngành hàng chăn nuôi.
Trước thực tế trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ngành nông nghiệp phải tập trung tái cơ cấu ngành chăn nuôi, để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện, năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi trên thị trường còn nhiều vấn đề, nếu mở cửa thị trường chăn nuôi, sản phẩm của Việt Nam khó cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Bởi vậy, không còn cách nào khác là phải nâng tầm ngành chăn nuôi.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội lớn khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Sản phẩm của ngành chăn nuôi không chỉ bó gọn ở thị trường truyền thống, mà có cơ hội đi đến nhiều thị trường khó tính khác. Tuy nhiên, muốn tận dụng được thì phải vượt qua thách thức.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn tới là rất quan trọng. Trong đó, chiến lược cần phải đề ra mục tiêu và xác định đột phá phát triển. Phát triển ngành chăn nuôi phải gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, tránh lệch pha cung - cầu.
"Điển hình cho tình trạng này đó là mặt hàng thịt lợn những năm gần đây liên tục biến động. Có lúc dư thừa, Chính phủ phải kêu gọi giải cứu thịt lợn năm 2017. Nhưng có lúc lại thiệt hại vì dịch bệnh, khan hiếm thịt lợn khiến giá thịt lợn quá cao suốt từ cuối năm 2019 đến nay, khiến Chính phủ phải kêu gọi giảm giá thịt lợn, mà nguyên nhân chính vẫn là mất cân đối về cung - cầu", Phó Thủ tướng một lần nữa đề nghị chiến lược phát triển ngành chăn nuôi phải giải quyết được điều này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh