Thị trường

Xây 'nền móng' cho thị trường bất động sản

Lãnh đạo Bộ Xây dựng và các chuyên gia bất động sản (BĐS) đều nhận định, khó khăn của thị trường BĐS sẽ giảm dần, hồi phục rõ hơn từ cuối quý III/2024.

AFA Capital: Năm 2024, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng từ 6-6,5% / Dấu ấn của năm 2023 tạo đà cho tăng trưởng năm 2024

Thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn

Chia sẻ tại diễn đàn “Thị trường BĐS Việt Nam 2024 - Vượt qua thách thức” mới đây,ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường BĐS có vai trò quan trọng trong “hệ sinh thái” kinh tế và liên quan trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế.

Chú thích ảnh
Thị trường BĐS kỳ vọng hồi sinh trong năm 2024.

Tuy nhiên, năm 2023, thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau dịch COVID-19.Biểu hiện làthiếu nguồn cung đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, dư thừa sản phẩm nhà ở thuộc phân khúc cao cấp, thiếu nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng thu nhập thấp tại đô thị vàsức mua, thanh khoản BĐS giảm mạnh... Còndoanh nghiệp BĐS khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu, huy động vốn khách hàng để phát triển dự án, tạo nguồn cung. Thực tế này đến đầu năm 2024 vẫn sẽ tiếp diễn.

Còn theo bà Phạm Thị Miền, Phó Trưởng Ban Nghiên cứu thị trường và Tư vấn xúc tiến đầu tư (Hội Môi giới BĐS Việt Nam - VARS),năm 2023, số doanh nghiệp BĐS thành lập mới là 4.725 đơn vị,còn số lượng doanh nghiệp giải thể là 1.286 đơn vị.So với năm 2022, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 45%, trong khi số lượng doanh nghiệp giải thể tăng 7,7%. Tính trung bình, mỗi tháng có khoảng 107 doanh nghiệp BĐS rời khỏi thị trường.

Đối với những doanh nghiệp BĐS còn hoạt động, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm từ 50 - 70% nhân sự;thị trường BĐS chỉ còn khoảng 20% đơn vị môi giới BĐS đang hoạt động đến đầu năm 2024.

Bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở năm 2023 cho thấy sự thiếu hụt, nghèo nàn khi tổng nguồn cung chỉ đạt 55.329 sản phẩm, dù tăng 14% so với năm 2022, nhưng chỉ bằng 32% so với năm 2018, thị trường thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở thương mại giá bình dân. Về khả năng hấp thụ, lượng giao dịch không cao do nguồn cung khan hiếm, sản phẩm không phù hợp với khả năng tài chính của người mua. Một số nguồn cung được khách hàng đặc biệt quan tâm, được kỳ vọng tạo “cú hích” cho thị trường lại không có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu pháp lý…

Về vấn đề này, ông Hoàng Hải cho biết thêm, năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, quy định mới nhằm từng bước gỡ nút thắt về pháp lý, cũng như tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, tín dụng, phát hành trái phiếu cho doanh nghiệp; hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc thực hiện dự án BĐS cho các địa phương.Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã nhận được 138 văn bản kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp BĐS liên quan đến 191 dự án BĐS...

 

Với những động thái quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, đến đầu năm 2024, mức độ khó khăn của thị trường BĐS đã có những tín hiệu giảm dần. Các chuyên gia BĐS cũng nhận định,thị trường BĐSđã bước qua giai đoạn “bĩ cực” nhất, dự báo, năm 2024 sẽ bắt đầu “xây nền móng” cho chu kỳ phát triển mới.

Kỳ vọng

Theo cácchuyên gia, thị trườngđang có nhiều yếu tố tác động tích cực, mang đến kỳ vọng ổn định.Đơn cử, việc Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua với nhiều quy định mới, đang được kỳ vọngtạo điều kiện để các chủ thể trên thị trường lấy lại niểm tin, chung tay thúc đẩy sự phục hồi, phát triển của thị trường BĐS.

Cùng với đó, những động thái, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường sẽ tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua đó sẽ giúp cải thiện nguồn cung nhà ở trên thị trường…

“Dù còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường BĐS đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy chưa thể khẳng định thị trường sẽ đạt được các kết quả rực rỡ trong năm 2024, nhưng những rào cản được tháo gỡ hiện nay chính là những viên gạch xây nền móng cho chu kỳ phát triển mới của thị trường.VARS dự báo, nguồn cung BĐS nhà ở năm 2024 sẽ có tần suất ra hàng đều đặn, liên tục hơn so với năm 2023, với tổng nguồn cung căn hộ chung cư trên toàn thị trường ước đạt khoảng trên 30.000 sản phẩmBĐS các loại”, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS nhấn mạnh.

 

Riêng về sức cầu, VARS kỳ vọng, năm 2024 sẽ có khoảng 25.000 giao dịch, với tỷ lệ hấp thụ đạt 30 - 35%. Trong đó, nhu cầu mua ở thậtsẽ chiếm tỷ trọng cao, khoảng trên 70% tổng lượng giao dịch. Về giá bán, VARS dự báo, mặt bằng giá trong năm 2024 vẫn duy trì ở mức cao trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, đặc biệt là tại các Hà Nội và TPHồ Chí Minh.

Để đón bắt chu kỳ phát triển mới, VARS khuyến nghị các doanh nghiệp BĐS cần tiếp tục tái cơ cấu sản phẩm, dồn trọng tâm vào các dự án khả thi, đáp ứng được cả nhu cầu và khả năng tài chính của đại đa số người dân. Doanh nghiệp cần hạn chế phát triển sản phẩm phục vụ đầu tư, ưu tiên phát triển sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực của người dân.

Ở góc độ cơ quan quản lý, Bộ Xây dựng sẽ tập trung ban hành các văn bản chính sách kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cũng vào cuộc đồng bộ phát triển thị trường,coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của ngành.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm