Thị trường

Xe lắp ráp tư nhân sẽ sớm "phế ngôi" xe liên doanh, nhập khẩu?

Hiệu ứng VinFast ra mắt 3 loại xe tại Việt Nam đã châm ngòi cho cuộc đua xe do doanh nghiệp Việt Nam lắp ráp và sản xuất sẽ soán ngôi, thậm chí "hất cẳng" thị phần của các hãng liên doanh tại Việt Nam, vậy đâu là cơ sở để nhiều người tin vào điều này.

Ngày Black Friday có doanh số giảm so với mọi năm vì ảnh hưởng xu thế mua hàng online / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Doanh nghiệp Việt nên ‘đào mỏ vàng’ thị trường nội, đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm 5%

Theo giới chuyên gia hiện có 3 yếu tố khiến nhiều người tin vào khả năng xe lắp ráp trong nước sẽ áp đảo xe liên doanh là quy mô xe lắp ráp đang ngày càng được mở rộng; chủng loại xe ra thị trường ngày càng đa dạng; doanh số tăng nhanh và xe lắp ráp đang chiếm niềm tin người tiêu dùng Việt.

Cuộc đua doanh số gay gắt thị trường xe hơi Việt Nam giữa liên doanh và xe lắp ráp của tư nhân trong nước.
Cuộc đua doanh số gay gắt thị trường xe hơi Việt Nam giữa liên doanh và xe lắp ráp của tư nhân trong nước.

Trước năm 2010, nói đến thị phần và doanh số xe hơi Việt, Toyota, Honda, Ford hay Mercedes được nhắc đến nhiều nhất, trong khi đó thị trường lúc này mới chỉ có Trường Hải - Thaco.

Sau khi Huyndai Thành Công quyết tâm nội địa hóa các dòng xe i10, rồi tiếp tục là các thương hiệu xe khác thay vì nhập khẩu từ Ấn Độ, Hàn Quốc, cuộc đua trên thị trường xe hơi thực sự chứng kiến cuộc đua doanh số của hai trường phái xe liên doanh và xe của doanh nghiệp tư nhân lắp ráp. Tuy nhiên, thị phần lúc này vẫn thuộc về các hãng liên doanh.

Nhưng từ năm 2017 trở đi xe của các doanh nghiệp tư nhân trong nước ngày càng có doanh số bán tốt hơn, từ chỗ cân bằng thị trường, hiện các dòng xe con của Hyundai Thành Công và của Thaco lắp ráp đã vượt qua doanh số của Toyota, Honda, Ford cộng lại.

Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán ra của Thaco - Trường Hải và Hyundai Thành Công trong 10 tháng qua đạt hơn 90.000 chiếc, chiếm gần 65% tổng doanh số bán ra của xe con dưới 9 chỗ ngồi trong 10 tháng qua (138.000 chiếc).

Cũng theo báo cáo của VAMA, hiện trong nhóm doanh nghiệp xe hơi, tiêu thụ xe của Honda và Toyota đã không còn đứng top 1 và chiếm lượng bán ra đa số như trước kia.

 

Thị phần hiện nay đã được chia nhỏ cho các hãng khác nhau. Riêng tại Việt Nam, Thaco - Trường Hải và Hyundai - Thành Công là hai doanh nghiệp lắp ráp xe có doanh số bán khá tốt, riêng Thaco, hết 10 tháng đầu năm, ông lớn xe này bán được hơn 47.800 chiếc xe dưới 9 chỗ ngồi, vượt qua các dòng xe dưới 9 chỗ ngồi của Toyota, hãng xe liên doanh lớn nhất Việt Nam.

Còn với Hyundai Thành Công, tổng lượng bán xe của doanh nghiệp này hết 10 tháng của năm 2018 là hơn 44.200 chiếc, đứng thứ 4 thị trường sau Thaco, Toyota, xếp trên Honda và Ford.

Trở lại với Toyota, hãng xe liên doanh lớn nhất Việt Nam 10 tháng qua bán được hơn 46.00 xe dưới 9 chỗ ngồi, giảm gần 800 chiếc so với cùng kỳ năm trước.

Trên thực tế, cơ cấu bán xe của các ông lớn xe hơi tại Việt Nam đang thay đổi khi tỷ lệ doanh nghiệp nhập xe về bán của liên doanh có xu hướng tăng, trong khi các doanh nghiệp tư nhân chọn hướng lắp ráp xe hơi.

Cụ thể, nếu năm 2017 Toyota nhập các dòng xe là Fortuner, Yaris, Land Cruise, Land Cruise Prado và bán tải Hilux thì nay Toyota đã nhập thêm nhiều dòng xe giá rẻ khác như: Wigo, Avanza, Rush, điều này khiến danh sách bán xe của Toyota lượng xe nhập đang chiếm áp đảo 6/11 dòng xe.

 

Mặc dù mới vào Việt Nam, song doanh số bán ra 3 dòng xe mới của Toyota kể trên cũng đã lên đến hơn 2.000 chiếc.

Một liên doanh lớn khác là Honda, hết 10 tháng, lượng xe bán ra của hãng tại thị trường Việt Nam là hơn 21.000 chiếc, trong đó xe hai dòng xe nhập chiếm chủ đạo là CRV, Civc và Jazz chiếm gần 18.000 xe, chiếm hơn 85% lượng xe tiêu thụ của Honda tại Việt Nam.

Trong khi Honda, Toyota "đi hai chân" tại thị trường xe hơi khi duy trì cả nhập khẩu và lắp ráp, các doanh nghiệp như Thaco và Hyundai Thành Công chủ yếu duy trì lĩnh vực bán xe lắp ráp trong nước. Bằng chứng là doanh số bán xe cao nhất của hai hãng trên chủ yếu phụ thuộc vào xe lắp ráp.

Cụ thể, Hyundai Thành Công có đến gần 95% doanh số xe lắp ráp trong nước với dòng i10 bán chạy nhất với hơn 19.000 chiếc, tiếp đến là Accent. Trong khi đó, Kia và Mazda của Thaco - Trường Hải cũng chủ yếu đạt doanh số cao vì bán các dòng xe lắp ráp trong nước như Kia Morning hơn 9.000 chiếc và Mazda 3 với hơn 10.700 chiếc.

Ngoài Thaco và Thành Công, tại thị trường Việt Nam còn một số hãng xe đang đẩy mạnh hoạt động lắp ráp như Mitsubishi và Nissan tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa tính đến các doanh nghiệp có thị phần nhỏ mà chỉ tính hai doanh nghiệp lớn kể trên đã thấy thị phần tiêu thụ xe hơi lắp ráp trong nước đang tăng lên mạnh mẽ.

 


Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm