Xóa bỏ độc quyền có làm thị trường vàng bình ổn?
Giá vàng ngày 18/3/2024: Tiếp tục sụt giảm khi đồng USD vẫn mạnh lên / Giá vàng ngày 19/3: Ngược chiều thế giới
Tính đến sáng ngày 25/3, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 78-80,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Chênh lệch 2 chiều là 2,3 triệu đồng/lượng.
Tuần qua, mức giá cao nhất vàng miếng từng ghi nhận là 82 triệu đồng/lượng chiều bán ra còn mức thấp nhất là 79,9 triệu đồng/lượng, sau đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước. Giá vàng SJC liên tục “thất thường” trong tuần qua khiến các chuyên gia đưa ra lời khuyên cần thận trọng.
Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, lý do khiến giá vàng SJC và vàng nhẫn đồng loạt lao dốc tuần qua có thể do vấn đề tâm lý. Khi người dân và nhà kinh doanh vàng nhận được tín hiệu từ cơ quan quản lý Nhà nước về việc sửa đổi cơ chế độc quyền của vàng SJC, thị trường lập tức hạ nhiệt, giá mua - bán được điều chỉnh.
Tuy nhiên, nếu không có những quyết định quan trọng về sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng ngày 3/4/2012, thị trường sẽ chỉ hạ nhiệt thời điểm này rồi sẽ “bùng” trở lại vì giá vàng thế giới vẫn trong xu hướng tăng.
Ông Hiếu khuyên các nhà đầu tư xem xét mua vàng trong lúc này, khi giá vàng thế giới và trong nước vẫn đang trong xu hướng tăng. Giá vàng chỉ giảm tạm thời vì vấn đề tâm lý trước những chỉ đạo của Chính phủ. Giá giảm tạm thời là cơ hội để nhà đầu tư mua vào.
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam thì cho rằng, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền, chưa cần biết có cho nhập khẩu vàng hay không, giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng, chứ không chỉ giảm như mức hiện nay. Bởi vậy, cần giải pháp cụ thể mới bình ổn được thị trường vàng.
"Hiện thị trường vàng thế giới đang ở chu kỳ đi lên. Khi các ngân hàng có động thái cắt giảm lãi suất, đồng USD sẽ mất giá. Ai đầu cơ USD sẽ bán ra và mua lại các tài sản bảo đảm khác, chủ yếu là vàng. Các quỹ đầu tư lớn cũng như các nước như Nga, Trung Quốc đang tăng hoạt động dự trữ vàng. Sức mua này sẽ đẩy giá vàng đi lên.
Nếu không xóa bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng thì sẽ không có giải pháp nào để ổn định thị trường. Phải tách bạch về quản lý Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước làm thế nào điều tiết được dự trữ ngoại hối bằng vàng hoặc ngoại tệ thay vì việc can thiệp cả chuyện sản xuất bao nhiêu vàng miếng bán ra thị trường", ông Hùng phân tích.
Theo ông Hùng, phải bỏ độc quyền mới giảm được chênh lệch giá vàng với thế giới. Không nên quan trọng hóa vàng miếng. Nên coi vàng miếng cũng như các mặt hàng vàng khác có chất lượng tương đương, vàng miếng cũng giống như vàng nhẫn 9999. Đồng thời, thói quen mua vàng miếng để tích trữ của người dân cần phải thay đổi.
Các chuyên gia khuyến nghị, trước mắt, cần cho nhập khẩu vàng để sản xuất vàng trang sức bởi loại vàng này xuất khẩu được. Ngân hàng Nhà nước nên giao việc nhập khẩu vàng cho những nhà kinh doanh vàng có uy tín, có khả năng. Có thể giao hạn ngạch xuất nhập khẩu (quota) để những đơn vị đó nhập khẩu vàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
Lập sàn vàng cũng là một phương thức quản lý vàng tốt nhất hiện nay mà nhiều quốc gia đã làm, cũng được các chuyên gia tài chính tiền tệ đề xuất đã lâu. Thành công của sàn vàng Thượng Hải (Trung Quốc, lập từ năm 2014) là một bài học có thể áp dụng ở nước ta. Sản phẩm được phép giao dịch ở sàn này là vàng miếng đạt tiêu chuẩn quốc tế, luôn sát với giá vàng thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam