Thị trường

Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng trưởng

2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt 1,5 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch Covid-19 khiến nhiều ngành hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng, riêng ngành lâm sản vẫn tăng trưởng cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu.

Kiểm tra đột xuất chợ Bến Thành và Saigon Square, thu giữ hàng ngàn sản phẩm nhái đồ hiệu / Phạt tiền hơn 2,1 tỷ đồng các cơ sở kinh doanh thiết bị y tế

Nhìn nhận khách quan thì dịch Covid-19 ảnh hưởng đến cả hai mặt: tích cực và tiêu cực.

Hội chợ quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ thường niên (Vifa Expo 2020) dự kiến khai mạc vào ngày 11/3/2020 phải tạm hoãn do diễn biến dịch Covid-19 lây lan nhanh trên thế giới.

Vifa Expo 2020 là hội chợ đầu năm và là mùa bán hàng quan trọng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chuẩn bị cả năm để tung ra các mẫu sản phẩm mới cũng như ý tưởng kinh doanh cho năm 2020. Trước đó, cũng vì Covid-19 đã làm trì hoãn hàng loạt hội chợ nội thất trên toàn thế giới như Trung Quốc, Malaysia...

Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa), cho biết Ban tổ chức Vifa Expo 2020 đã tham vấn nhiều kênh, khảo sát ý kiến đơn vị tham gia, phần lớn DN đề nghị dời ngày tổ chức Hội chợ vì số đông khách hàng từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… đều hủy kế hoạch tham quan. Cộng thêm việc mạng lưới AFIC (Hội đồng Công nghiệp nội thất Đông Nam Á) cũng đã dời chuỗi hội chợ chuyên ngành tại ASEAN.

Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng trưởng (Ảnh Internet)

Xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng trưởng (Ảnh Internet)

Ở góc độ khác, tác động của việc áp thuế chống bán phá giá nhiều sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc trước đây của Mỹ buộc nhiều công ty phải chuyển ra khỏi Trung Quốc, nay dịch Covid-19 làm cho việc sản xuất đồ gỗ tại đất nước đứng đầu thế giới là Trung Quốc càng bị đình trệ, hầu hết nhà máy chưa hoạt động hoặc chỉ sản xuất cầm chừng, gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng, làm khủng hoảng nguồn cung ra thế giới.

Những khách hàng lớn tại Mỹ, Australia, Nhật Bản hay các nước châu Âu càng có thêm động lực để chuyển sự quan tâm đến các nước khác, trong đó Đông Nam Á là thị trường thay thế lý tưởng, và Việt Nam - nước đứng thứ 2 ở châu Á và thứ 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ - trở thành ứng viên sáng giá nhất khi nguồn lực sản xuất Việt Nam đều sẵn sàng.

Ngoài ra, Việt Nam còn có rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như CPTPP, đặc biệt là EVFTA mới được Nghị viện châu Âu phê chuẩn và có hiệu lực trong năm nay, sẽ tạo động lực tốt để ngành gỗ phát triển khi thuế xuất khẩu các sản phẩm vào EU sẽ giảm về 0%, cũng như các ưu đãi thuế quan giữa Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều thị trường mới được mở ra. Điều quan trọng là DN cần phải nhạy bén đón lấy cơ hội.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm