Xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản tăng mạnh trong quý I/2021
Điều gì đang cản dòng vốn ngoại 'chảy' vào Việt Nam? / Giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi đến hết năm 2021
Số liệu của Bộ Công Thương cho biết kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 3/2021 ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 19,2% so với tháng 3/2020. Tính chung quý I/2021, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản tháng 3/2021 ước đạt 2,3 tỷ USD, tăng 58,3% so với tháng trước và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tính chung 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này ước đạt 5,97 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 7,73% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Những mặt hàng tăng trưởng cao trong nhóm này gồm có cao su tăng 89,7% về lượng và tăng 16,5% về kim ngạch; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 40,3% về lượng và tăng 53,2% về kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản và rau quả cũng tăng 3,3% và 6,1% so với quý I/2020, đạt 1,69 tỷ USD và 944 triệu USD.
Bên cạnh những mặt hàng tăng trưởng, ngành Nông nghiệp cũng ghi nhận một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: Cà phê đạt 771 triệu USD, giảm 11,3%; gạo đạt khoảng 606 triệu USD, giảm 17,4%; hạt điều 634 triệu USD, giảm 5,8%; cá tra đạt 373 triệu USD, giảm 2,6%...
Về xuất khẩu, các thị trường thuộc khu vực châu Á đang chiếm 54,4% thị phần xuất khẩu nông sản của Việt Nam; châu Mỹ chiếm 32,2%; châu Âu 11,8%... Trong đó, 4 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu với mức tăng lần lượt là 45,8%, 39,5%, 3,4% và 9,5% trong quý I-2021.
Về nhập khẩu, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong quý I tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 bởi nhiều nhóm mặt hàng tăng mạnh. Cụ thể, nông sản chính tăng 66,7%; nhóm hàng thủy sản tăng 21,6%; nhóm lâm sản chính tăng 34,7%; sản phẩm chăn nuôi tăng 14%; nhóm đầu vào sản xuất tăng 37,8%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để thúc đẩy xuất khẩu, bộ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, đồng thời phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm.
Các đơn vị chức năng tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phối hợp với các đơn vị liên quan trong mạng lưới phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) mới của Việt Nam đã thông báo với WTO.
Với thị trường trong nước, bộ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19.
Các đơn vị theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao