Xuất khẩu rau quả sẽ tiếp tục thuận lợi
Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng / FPT Software nhận ba giải thưởng công nghệ Globee
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Xuất khẩu rau quả nửa đầu năm nay đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu rau quả Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi trong thời gian tới.
Sầu riêng, thanh long, chuối và nhãn là những loại trái cây đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu rau quả. Bên cạnh các sản phẩm chế biến, các thị trường chủ lực cũng ghi nhận mức tăng 10-50% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu rau quả được dự báo sẽ tiếp tục thuận lợi trong thời gian tới nhờ nguồn cung nội địa dồi dào, nhu cầu các thị trường truyền thống và tiềm năng có xu hướng tăng. Đặc biệt một số loại trái cây như sầu riêng đã bước vào vụ thu hoạch chính; thanh long, dứa, dưa hấu, xoài, nhãn… sẽ góp phần tăng trưởng hơn nữa với thị trường Trung Quốc. Với nguồn cung dồi dào và đà tăng trưởng như hiện nay, ngành rau quả tự tin có thể vươn tới kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 7 tỷ USD trong năm nay.
Nâng cao chất lượng rau quả xuất khẩu
Vua trái cây sầu riêng đang bước vào vụ thu hoạch chính.
Đứng về nhu cầu thị trường cho thấy: dư địa tăng trưởng của rau quả Việt Nam còn khá lớn.Tuy nhiên, để cạnh tranh xuất khẩu bền vững đòi hỏi các nhà vườn cũng như các nhà xuất khẩu phải tuân thủ quy trình trồng và phải siết chặt hơn nữa về chất lượng. Bởi hiện nay, các thị trường đều trở nên khắt khe hơn và phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật khi nông sản được xuất khẩu vào.
Lô thanh long chuẩn bị xuất khẩu vào Nhật Bản. Để chinh phục được thị trường khó tính này sản phẩm tại đây phải đáp ứng nhiều tiêu chí, đặc biệt là hơn 200 chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Để có được những lô thanh long như vậy, nhà máy tại đây, phải liên kết chặt chẽ với nông dân kiểm soát kỹ lưỡng từ khâu sản xuất, chăm bón, cho đến thu hoạch. Tất cả các thông tin được ghi chép, minh bạch và được phía đối tác Nhật Bản công nhận.
"Trước những thời điểm thu hoạch chúng tôi cho nhân viên kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên tại vườn sau đó đem lên những phòng Lap thứ 3, những đơn vị đã được cấp phép của Cục Bảo vệ thực vật, tiến hành lấy mẫu test, nếu hàng đạt chuẩn thì chúng tôi thu hoạch và tiến hành xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản", bà Nguyễn Nam Phương Thảo - Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, Long An chia sẻ.
Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết: "Mình phải biết nắm bắt yêu cầu của người ta thì làm mới đúng. Khuyến cáo bà con cố gắng làm sao giữ được chất lượng, nếu có chất lượng, chúng ta không sợ là không có chỗ để bán hàng".
Việc có hơn 80% sản phẩm trái cây xuất khẩu là hàng tươi cũng đang là điều bất lợi. Để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị, đòi hỏi ngành hàng tỷ đô này phải mạnh dạn đầu tư chế biến sâu, đa dạng được sản phẩm thay vì chỉ bán hàng thô.
Ông Trịnh Ngọc Minh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông sản Phúc Tiến, An Giang cho hay: "Những sản phẩm chế biến tươi nó có thời hạn sử dụng nhất định, rất ngắn, mình chế biến sâu, đi những thị trường xa, rộng rãi, lưu trữ được, sản lượng sẽ được nhiều".
5,6 tỷ USD là con số kỷ lục mà ngành rau quả nước ta thu được trong năm vừa qua. Tác động tiêu cực của El NiNo đã và đang là sụt giảm nguồn cung rau quả toàn cầu. Đây sẽ là cơ hội lớn cho Việt Nam nếu có sản phẩm chất lượng và chinh phục được các thị trường khó tính.
Thay đổi để khơi thông thị trường xuất khẩu
Ngoài xuất khẩu tươi, các doanh nghiệp Việt đang hướng phát triển mạnh chế biến sâu để đi các thị trường xa, khó tính.
Đến nay, các sản phẩm rau - quả của Việt Nam đã xuất khẩu đi hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong xu thế người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm thì khâu sản xuất, thu hoạch tới chế biến, xuất khẩu cần phải được tổ chức lại bài bản hơn.
Ông Trần Thanh Hiệp - Phó Giám đốc Sở Nông ngiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết: "Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng trồng theo định hướng của Bộ và UBND tỉnh để làm sao có sản lượng, chất lượng sản phẩm rau củ quả cạnh tranh, xuất khẩu bền vững".
"Bà con liên kết với mình thì mình sẽ cộng trừ giá cao hơn giá của ngoài là 2-3 nghìn đồng, thậm trí đến 5-10 nghìn nếu như sản phẩm đó bà con cam kết thực hiện tốt theo quy định của mình đưa ra", ông Nguyễn Tiến Điệp - Giám đốc HTX Sầu riêng Uyên Điệp Việt Nam cho hay.
"Ví dụ: nước dừa, sửa dừa, cốt, sản phẩm trái cây như trái cây sấy lạnh, những sản phẩm này giúp chúng tôi có thể trinh phục được những thị trường khó tính như Bắc Mỹ, Canada, Mỹ và thị trường châu Âu và cũng như thị trường Úc", bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp thực phẩm Tiền Giang chia sẻ.
Bà Ngô Tường Vy - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chánh Thu, Bến Tre cho biết: "Tôi mong Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ quan tâm để có một mức lãi suất vừa phải để cho các doanh nghiệp có thể mạnh dạn hơn trong việc đầu tư nhà máy chế biến sản xuất, đặc biệt là sản phẩm chế biến sâu để chúng ta càng ngày càng nâng cao giá trị sản phẩm nông sản Việt Nam".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam