Gạo đặc sản 'đua' xuất sang thị trường cao cấp
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu tinh giản đầu mối xuất khẩu gạo / Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi xuất khẩu gạo vào EU
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, so với cùng kỳ năm trước, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,7 triệu tấn, tăng 10,4% và kim ngạch đạt gần 3 tỉ USD, tăng 32%. Giá xuất khẩu gạo bình quân 6 tháng tăng trên 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều thị trường đạt mức giá xuất khẩu gạo bình quân rất cao như Brunei lên tới 959 USD/tấn, Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan đạt 857 USD/tấn, Ukraine đạt 847 USD/tấn, Iraq đạt 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn…
Các mặt hàng gạo đặc sản chất lượng cao như ST25 được nhiều thị trường cao cấp ưa chuộng. Thời gian gần đây, giá thành gạo nguyên liệu trong nước tăng nên giá gạo thành phẩm cũng tăng.
Đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây là thị trường Pháp. Chỉ trong quý 1, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường này tăng đột biến tới 18.200 tấn và giá trị 19,1 triệu USD; bình quân 1 tấn gạo có giá trên 1.000 USD.
Tính chung cả khu vực EU, chỉ trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã cung cấp tới 46.000 tấn gạo, kim ngạch đạt 41,4 triệu USD, tăng tới gần 118% so với cùng kỳ năm trước.
Thương vụ Việt Nam tại EU cho biết, các giống gạo thơm đặc sản như ST25, ST24, Nàng hoa, OM rất được thị trường ưa chuộng nhờ chất lượng thơm ngon. Vì vậy, giá gạo Việt Nam tại đây cao hơn mức trung bình của các nước.
Kết quả gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo vào thị trường EU là nhờ các doanh nghiệp đã và đang tận dụng các cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). So với các nước xuất khẩu gạo khác như Ấn Độ và Thái Lan, Việt Nam là nước có thể cạnh tranh lớn nhất ở các thị trường này và cũng là lĩnh vực tốt nhất tận dụng thuận lợi thương mại do EVFTA mang lại ngay trong năm đầu tiên.
Ngoài châu Âu, trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 135.300 tấn gạo sang thị trường châu Mỹ, kim ngạch đạt 94,5 triệu USD, tăng 299% so với cùng kỳ.
Hiện Philippine cũng đang có nhu cầu rất lớn trong hợp tác mua gạo và sản xuất lương thực với Việt Nam. Nhiều nước khác cũng có nhu cầu mua gạo Việt. Bởi vậy, các doanh nghiệp trong nước cần thúc đẩy hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp