Xuất khẩu sang Ba Lan: Thiếu thông tin thị trường
Ba Lan - nền kinh tế thứ 6 trong Liên minh châu Âu (EU) và là thị trường lớn nhất trong số các nước Đông Âu với gần 40 triệu dân. Và, dù có sự tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này gần đây nhưng DN Việt vẫn gặp không ít khó khăn, đặc biệt về thông tin...
Vải không hạt Nhật Bản giá 5 triệu đồng/kg tại Việt Nam / Tuyên Quang: Xây nhà lầu nhờ nuôi trâu, chỉ 1 xã mà có 1.000 con trâu lớn, nhỏ
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), 8 nước trong khu vực Đông Âu đã gia nhập EU (Ba Lan, Séc, Rumani, Bungary, Hungary, Slovakia, Slovenia và Croatia) đang và sẽ tiếp tục góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với Đông Âu nói riêng, EU nói chung.
Riêng với thị trường Ba Lan, DN xuất khẩu của Việt Nam cần tập trung khai thác, xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế như nhóm hàng nông sản, thủy sản, chú trọng tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, tận dụng ưu đãi thuế... để tăng giá trị và kim ngạch xuất khẩu vào Ba Lan. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng cơ hội xuất khẩu vào khu vực thị trường Đông Âu và EU.
Ảnh minh họa.
Khẳng định nhu cầu thị trường Ba Lan rất lớn, theo Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan, quốc gia này hiện nhập khẩu rất nhiều sản phẩm nông nghiệp từ châu Âu (gạo, trái cây họ cam quýt, chuối, thuốc lá, dầu dừa...), nhưng nguồn gốc Việt Nam. Vì vậy, nếu nông sản Việt Nam được chế biến tốt, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn toàn có thể xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Ba Lan.
Dù có nhiều cơ hội nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan còn thấp. Nguyên nhân do giai đoạn tiếp cận thị trường của DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn cần sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt tại Ba Lan, đặc biệt, hỗ trợ các thông tin về thị trường.
Từ việc theo dõi, hỗ trợ DN Việt trong khâu thanh toán khi xuất khẩu sang Ba Lan, bà Đinh Thu Hương - Giám đốc Khối thanh toán quốc tế, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - cho biết, nhược điểm của DN Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nói chung, thị trường Ba Lan nói riêng còn thiếu thông tin về thị trường cũng như sự am hiểu luật pháp. Do vậy, khi thực hiện giao dịch, nếu xảy ra tranh chấp, DN Việt luôn bị yếu thế.
Nhằm khắc phục hạn chế này, bà Hương cho rằng, các DN cần liên hệ với ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài để được tư vấn các phương án tối ưu nhất. Bên cạnh đó, DN cũng cần chủ động liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan nhằm tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu hàng hóa…
Thời gian qua, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) đã phối hợp với Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức một số sự kiện nhằm hỗ trợ DN Việt Nam tiếp cận những thông tin thị trường, chính sách ưu đãi thương mại, đầu tư cũng như mặt hàng Ba Lan đang có nhu cầu nhập khẩu.
|
Theo Ngọc Thảo/congthuong.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Cột tin quảng cáo