Xuất siêu nông lâm thủy sản 10 tháng tăng trên 62%, ước đạt 5,91 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may tăng tốc / CEPA thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam - UEA
Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 10 tháng đạt 51,74 tỷ USD, tương ứng với mức tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản trong 10 tháng đạt 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản ghi nhận 27,38 tỷ USD, tăng 25,6%; sản phẩm chăn nuôi đạt 423,5 triệu USD, tăng 2,7%; thủy sản có giá trị 8,33 tỷ USD, tăng 12%; lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%; muối chỉ đạt 4,6 triệu USD, giảm 0,2%.
Châu Á hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam, chiếm 48,2% thị phần. Tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu, với thị phần lần lượt là 23,5% và 11,5%. Hai khu vực châu Phi và châu Đại Dương có thị phần khiêm tốn, với 1,8% và 1,4%.
So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 sang khu vực châu Á tăng 17,2%; châu Mỹ tăng 24,7%; châu Âu tăng 34,1%; châu Phi tăng 2% và châu Đại Dương tăng 14,5%.
Đánh giá theo từng thị trường, Hoa Kỳ dẫn đầu với thị phần 21,6%, tiếp theo là Trung Quốc với 21,5% và Nhật Bản với 6,5%. Đây là ba thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ tăng 25,9%, Trung Quốc tăng 11,4%, và Nhật Bản tăng 5,9%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản trong 10 tháng năm 2024 đạt 36,53 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Như vậy, cán cân thương mại nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản đều có cán cân thương mại thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 11,75 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản đạt thặng dư 6,21 tỷ USD, tăng 17,2%; và nhóm nông sản đạt thặng dư 4,67 tỷ USD, tăng 4,2 lần.
Trong khi đó, cán cân thương mại của ba nhóm hàng còn lại đang ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 4,75 tỷ USD, tăng 7%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,64 tỷ USD, tăng 7,2%; và muối thâm hụt 24,6 triệu USD, giảm 24,1%.
Đến thời điểm hiện tại, ngành nông nghiệp đã ghi nhận 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD, gồm: gỗ và sản phẩm gỗ thặng dư 10,91 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; hàng rau quả thặng dư 4,47 tỷ USD, tăng 39,6%; cà phê thặng dư 4,33 tỷ USD, tăng 38,5%; gạo thặng dư 3,68 tỷ USD, tăng 13,1%; tôm thặng dư 2,92 tỷ USD, tăng 21,7%; và cá tra thặng dư 1,54 tỷ USD, tăng 8,7%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Nhà bán lẻ Nhật Bản lên kế hoạch tuyển 5000 nhân sự tại Việt Nam trong năm 2025
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu