Xúc tiến đàm phán xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc
Ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD năm 2021 / Năm 2020: Xuất khẩu gạo đạt 3 tỷ USD, giá bán cao nhất nhiều năm qua
Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của sầu riêng Việt Nam. Trong khi Trung Quốc nhập khẩu tới 397.000 tấn sầu riêng, trị giá 1,62 tỷ USD, tăng 10,8% về lượng và tăng 73,5% so với cùng kỳ năm 2019, thì giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong 8 tháng năm 2020 lại giảm tới 66,3%. Sầu riêng tươi chiếm 93,7% trong tổng trị giá nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc nửa đầu năm 2020.
Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Thái Lan đạt 63,43 triệu USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2019; với giá nhập khẩu bình quân đạt 5,8 USD/kg, tăng 2,9% trong cùng kỳ năm 2019; nhập khẩu sầu riêng đông lạnh từ Malaysia đạt 40,37 triệu USD, tăng 128,4% so với nửa đầu năm 2019.
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sầu riêng dưới dạng múi, đã tách vỏ và được cấp đông. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng chủ yếu là xuất tiểu ngạch, còn chính ngạch hiện vẫn đang đàm phán.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường này đóng cửa tiểu ngạch nên xuất khẩu sầu riêng nước ta gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, trong Kế hoạch phát triển thị trường và xúc tiến thương mại nông sản năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu sẽ tiếp tục đàm phán, trao đổi với Trung Quốc để được phép xuất khẩu chính ngạch nhiều loại nông sản sang thị trường này, ưu tiên sầu riêng, khoai lang, tổ yến, bưởi, chanh leo…
End of content
Không có tin nào tiếp theo