Yên Bái: Trồng dâu, nuôi tằm hết thời ăn 'cơm đứng'
Cần Thơ: Lão nông miền Tây thành tỷ phú nhờ nuôi dúi / Nông dân Thanh Hóa lãi lớn nhờ... nuôi ruồi đẻ trứng "vàng"
Bởi lẽ, nghề trồng dâu nuôi tằm vốn đầu tư không lớn, tận dụng được lao động nhàn rỗi và quan trọng nhất là mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với 490ha trồng dâu trong đó diện tích kinh doanh là 346ha và trên 1.000 hộ nuôi tằm, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là địa phương có diện tích trồng dâu nuôi tằm lớn nhất tỉnh.
Năm 2018, sản lượng kén tằm toàn huyện đạt trên 500 tấn mang lại nguồn thu trên 60 tỷ đồng, dự kiến năm 2019, sản lượng kén tằm sẽ đạt trên 650 tấn,cho thu nhập70 tỷ đồng.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của huyện Trấn Yên mang lại hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để các huyện lân cận trong tỉnh như Văn Yên, Văn Chấn tham quan học tập, nhân rộng diện tích và được xác định là ngành nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế hộ.
Hiện nay 1ha trồng dâu nuôi tằm của các hộ dân tại huyện Trấn Yên trung bình đạt 220 - 250 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư còn lãi trên 100 triệu, cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và trồng màu.
Trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu, tận dụng được lao động nông nhàn, lao động phụ, tận dụng được nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.
Để người dân trồng dâu nuôi tằm yên tâm sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế, công tác chỉ đạo, quy hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Huyện đã xây dựng Đề án "Phát triển dâu tằm tơ đến năm 2020 định hướng đến năm 2025" với mục tiêu đến năm 2020 diện tích trồng dâu đạt trên 800 ha, sản lượng kén trên 1.100 tấn, giá trị thu đạt trên 140 tỷ đồng mỗi năm; đến năm 2025 nâng tổng diện tích trồng dâu lên trên 1.200ha, sản lượng kén trên 2.200 tấn, giá trị thu trên 300 tỷ đồng.
Đối với vùng nguyên liệu lá dâu được quy hoạch tập trung tại các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp, Hòa Cuông, Y Can, Hưng Khánh, Hồng Ca… là các xã có điều kiện đất đai thổ nhưỡng phù hợp. Sử dụng giống dâu có năng suất, chất lượng cao như Sa nhị luân Quế ưu 12, GQ2… cũng như hướng dẫn các hộ trồng tuân thủ các biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc nên sản lượng cao, đạt 40-45 tấn lá/ha/năm. Vùng trồng dâu nuôi tằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối với nuôi tằm huyện đã ứng dụng biện pháp kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn, nuôi tằm con riêng, tằm lớn riêng. Hiện toàn huyện có 25 hộ chuyên nuôi tằm con để cung cấp giống cho 1.000 hộ chuyên nuôi tằm lớn (bắt đầu nuôi từ cuối tuổi 3 trở đi) và áp dụng kỹ thuật cho tằm lên né gỗ ô vuông thay thế cho né tre truyền thống đã đem lại hiệu quả nhất định.
Sản lượng, chất lượng kén tằm được nâng lên, tỷ lệ kén đôi thấp, kén không dị hình, tằm “lên tơ” đều và trắng, sợi tơ dài hơn, chất lượng kén đáp ứng được trong sản xuất tơ công nghiệp. Chất lượng kén tốt đồng nghĩa với giá bán cao hơn và thu nhập nhờ đó cũng tăng lên.
Để có thị trường đầu ra ổn định, huyện đã xúc tiến, làm việc với Công ty Dâu tơ tằm miền Bắc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm kén tằm cho các hộ nuôi. Sau khi ký kết hợp đồng giá thu mua kén cho người dân cao hơn, ổn định hơn so với trước.
Ngoài ra các hộ trồng dâu nuôi tằm còn được cán bộ kỹ thuật của công ty thường xuyên hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong quá trình nuôi và cung ứng các loại vật tư đầu vào như con giống, vôi, thuốc bệnh đảm bảo chất lượng.
Anh Nguyễn Ánh Dương, thành viên của tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp cho biết: "Từ khi tham gia tổ hợp tác và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật nuôi tằm tập trung theo mô hình nhà tằm, nuôi trên nền nhà đã tiết kiệm được diện tích, dễ vệ sinh chăm sóc và quản lý dịch bệnh đồng thời đảm bảo độ thông thoáng nên tằm phát triển tốt, ít bị bệnh.
Khi tằm chín gia đình áp dụng kỹ thuật cho tằm lên né ô vuông giúp giảm thiểu công lao động, nâng cao chất lượng, sản lượng kén. Sản phẩm kén được công ty thu mua nên có đầu ra ổn định, giá bán cao hơn".
Hiện tại gia đình anh Dương trồng 10 sào dâu (3.600m2), mỗi lứa dâu nuôi được 3 vòng tằm. Với phương pháp nuôi tằm hiện tại 1 tháng gia đình nuôi được 2 vòng tằm (trung bình 15 ngày 1 vòng) sản lượng kén bình quân đạt 30kg kén/vòng. Với giá bán từ 120.000-130.000 đồng/kg kén, mỗi lần nuôi thu từ 6-7 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Trao đổi kinh nghiệm nuôi tằm.