Kỳ lạ nghề kiểm duyệt ảnh khiêu dâm trên mạng ở Trung Quốc
Vương Tô Vi, một phụ nữ 40 tuổi sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, tới thành phố Quảng Châu làm nghề dọn rác suốt 10 năm qua. Theo trang NetEase, gần đây, cô nhận thêm một công việc bán thời gian là loại bỏ những bức ảnh khiêu dâm trên mạng cho một công ty Internet.
Đầu năm 2015, qua lời giới thiệu của một người bạn, Vi xin làm việc tại công ty Internet với nhiệm vụ phát hiện và kiểm duyệt những bức ảnh khiêu dâm trong hàng nghìn bức ảnh trên mạng. Công ty sẽ trả cho cô nhận khoảng 50 nhân dân tệ (8 USD)/ giờ.
Khi mới vào, Vi rất hòa đồng cùng đồng nghiệp. Cô sẵn sàng tham gia bữa tiệc cùng các đồng nghiệp khi họ chào mừng cô đến với công việc mới. Vi hiểu rõ công việc cô đang làm và khẳng định nó không hề xấu hay đồi trụy mà ngược lại.
“Trước đây, tôi không hiểu tác hại của các bức ảnh khiêu dâm trên Internet. Nhưng trong một lần làm việc, tôi bắt gặp một bức ảnh khiêu dâm liên quan tới trẻ em. Lúc đó tôi rất tức giận những kẻ đăng hình. Cũng vì thế mà tôi chọn nghề này”, cô Vi chia sẻ.
Công việc kiểm soát ảnh cũng có những nguyên tắc xét duyệt riêng. Chúng nhiều tới nỗi Vi phải dán cạnh máy tính những tờ nhắc nhở về tiêu chuẩn kiểm duyệt và phân loại. Công việc này cũng khiến cô phải nhìn màn hình máy tính suốt 3 tiếng liên tục.
Cô Vi cùng chồng sống trong một căn phòng trọ rộng khoảng 20 m2. Thu nhập cả hai vợ chồng khoảng 1.100 USD/tháng. Mỗi năm, họ phải dành dụm khoảng 1.600 USD để gửi về cho hai con và ông bà sống tại tỉnh Hà Nam trang trải cuộc sống.
“Đôi lúc, tôi vẫn cảm thấy ngượng ngùng khi kiểm duyệt hình ảnh quá lộ liễu, đặc biệt là khi một đồng nghiệp đi ngang qua. Tôi cũng chưa nói với chồng về công việc này”, Vi nói.
Ngoài thời gian làm thêm ở công ty Internet, công việc chính của cô vẫn là thu dọn rác tại các chung cư.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản