Kỹ thuật nuôi rắn mối phát triển nhanh đỡ tốn chi phí
Nuôi rắn mối được xem là mô hình “nuôi hàng độc” và là đặc sản tại các nhà hàng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước vì mùi vị thơm ngon và giá thành tương đối mềm. Đặc biệt rắn mối trị được rất nhiều bệnh. Nhưng do lượng rắn mối trong thiên nhiên ngày một giảm dần nên rắn mối đang rất hút hàng.
Kỹ thuật làm chuồng
Trong quá trình nuôi rắn mối cần nghiên cứu thật kỹ quy cách thiết kế chuồng trại .Chiều ngang của chuồng khoảng 2,5-3m, dài: 6-7m, cao 80cm. Mặt trong chuồng có thể dán gạch men hoặc đóng thiếc bằng tránh rắn mối thoát ra ngoài, để tránh thất thoát. Với kích thước như trên có thể nuôi đươc 1.000 con bố mẹ và 1.000 con.
Dưới nên chuồng có thể làm những mô cao để vào mùa mưa thoát nước tốt, có thể bỏ gạch ống hay rơm, ngói, tôn bể....để làm chổ trú ẩn cho chúng phía trên có thể bỏ rơm hay lá chuối lên trên làm bãi tắm nắng cho chúng. Phía trên nóc nên che một tấm tôn sáng để có nắng.
Nguồn thức ăn
Đối với nguồn thức ăn: Rắn mối mẹ vào giai đoạn mang thai và sinh sản bà con nên cung cấp cho chúng lượng thức ăn nhiều hơn, chất lượng hơn, lượng chất dinh dưỡng cao hơn. Ngoài những loại thức ăn phổ biến như cơm trộn cá tạp, tôm tép vụn mua ở các chợ bà con cũng cần tìm kiếm thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho những con rắn mối sinh sản này như sâu bọ, mối, cào cào, côn trùng... Những loại thức ăn tự nhiên sẽ cung cấp cho rắn mối sinh sản một lượng chất cần thiết, giúp rắn mối phát triển tốt và đảm bảo quá trình phát triển của những chú rắn mối con
Đối với khoản thời gian thích hợp để cho rắn mối ăn bà con nên cho chúng ăn vào thời điểm buổi sáng, trưa và chiều. Sau khi ăn xong rắn mối thường có thói quen phơi năng để tiêu hóa lượng thức ăn vừa đưa vào cơ thể.
Chọn giống rắn mối
Rắn mối giống nên chọn con to khỏe không bệnh tật, có kích thước từ ngón tay cái trở lên. Cách phân biệt rắn mối đực và rắn mối cái;
Rắn mối đực: Đầu to, chân khẻo, không có những đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông. Rắn mối cái: Đầu nhỏ, di chuyện chậm chạp và có nhiều đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông. Rắn mối 2 tháng sinh sản một lần, mỗi lần sinh được từ 8 đến 12 con. Do đó để rắn mối sinh sản được nhiều con ta nên chia tỉ lệ đực cái là 1: 1 để tăng khả năng thụ thai của rắn cái
Khi rắn mối cái mang bầu nên tách rắn cái sang một chuồng chuyên nuôi rắn mối mang bầu nuôi riêng và chú ý theo dõi, khi rắn mối cái sinh sản ra rắn mối con ta cho rắn cái sang chuồng ở chung với rắn đực để tiếp tụ thủ thai, đồng thời cho rắn mối con sang chuồng khác nuôi riêng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Việt Nam đứng thứ ba về xuất khẩu gạo sang Singapore
Giá nông sản ngày 23/1/2025: Cà phê tăng vọt, hồ tiêu nhích nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm
Giá heo hơi ngày 23/1/2025: Ổn định trên toàn quốc dịp cận Tết
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết