Lạm phát tháng 1/2017 tăng 0,28%
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2017 tăng 0,46% so với tháng trước, trong đó nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,21%, chủ yếu do tác động của giá xăng, dầu được điều chỉnh tăng tại thời điểm 20/12/2016 và hai lần điều chỉnh trong tháng 01/2017 (làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 6,41%, tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,27%).
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,01% (dịch vụ y tế tăng 1,3%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,78% do nhu cầu tiêu dùng cho Tết Nguyên đán tăng lên; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,57% do giá gas điều chỉnh tăng 21.000 đồng/bình từ ngày 01/01/2017 và nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm.
Nhóm giáo dục tăng 0,47%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 0,55% do có 6 tỉnh thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính Phủ.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,24%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,2%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,17%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,24%, trong đó lương thực tăng 0,47%, thực phẩm giảm 0,59%; bưu chính viễn thông giảm 0,15%. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 01/2017 tăng 5,22%.
Trong khi đó, chỉ số giá vàng tháng 01/2017 giảm 0,18% so với tháng trước; tăng 11,04% so với cùng kỳ năm 2016. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2017 giảm 0,07% so với tháng trước; tăng 0,55% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 01/2017 tăng 0,28% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024