Làng “ông sao” không tắt
Làng Báo Đáp, xã Hồng Quang,huyện Nam Trực( Nam Định) từ xưa tới nay được mọi người biết tới với biệt danh “làng ông sao” bởi nơi đây sản xuất ra những chiếc đèn ông sao truyền thống làm đẹp cho ngày tết trug thu cổ truyền dân tộc.
Nằm cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 13km, làng Báo Đáp được biết đến là làng nghề duy nhất sản xuất lồng đèn ông sao cho trẻ em trong dịp tết trung thu cổ truyền. Ngày nay đèn ông sao không phải là nguồn thu nhập chính cho cả làng, nhưng nhiều hộ gia đình nơi đây vẫn quyết tâm giữ nghề, không để biệt danh “làng ông sao” mờ lụi.
Ông Họa cho biết: những năm gần đây kinh tế khó khăn, thị trường đèn ông sao tiệu thụ chậm, không mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều hộ gia đình chuyển sang làm hoa lụa bởi mặt hàng hoa lụa dễ tiêu thụ lại đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, làm gì thì làm người dân vẫn quyết tâm giữ lấy cái nghề truyền thống của ông cha.
Dù tuổi đã cao ông Họa vẫn tham gia sản xuất lồng đèn, động viên con cháu tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống ông cha. Mỗi ngày, gia đình ông cũng sản xuất được vài trăm chiếc đèn cỡ nhỏ. Được biết trung thu năm nay người dân đang quay lại với những mặt hàng đèn ông sao truyền thống, ông Họa và bà con nơi đây mừng lắm, mọi người bảo nhau cố gắng sản xuất thật nhiều lồng đèn để đáp ứng đủ cho thị trường khắp cả nước. Từ rằm tháng 7 tới nay cả làng đã tiêu thụ khoảng 400 vạn đèn xuất đi khắp cả nước cho thu nhập khoảng 12 tỉ.
Anh Nguyễn Văn Bản 45 tuổi xóm 1, là thế hệ tiếp nối ông cha nhưng cũng đã có tới 30 năm gắn bó với nghề. Được biết gia đình anh là gia đình duy nhất giám làm những loại đèn cỡ lớn vì loại đèn này đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ, khéo léo. "Cả gia đình mỗi ngày chỉ sản xuất được 20 chiếc đèn to", anh cho biết.
Theo anh Bản, so với các năm trước, năm nay đèn ông sao được người dân sản xuất nhiều hơn, mức tiêu thụ cũng tăng hơn. Nhà anh năm nay cũng đã sản xuất và tiêu thụ được khoảng hơn 5 vạn đèn. Ngoài những chiếc đèn nhỏ, gia đình anh còn sản xuất những chiếc đèn với kích thước lớn, đường kính 1 mét 2 cho tới 2 mét. Ngoài ra gia đình anh còn dán thêm ảnh Bác và dòng chữ trung thu nhớ Bác lên đèn để thu hút người tiêu dùng cũng như để mọi người cùng nhớ về nguồn cội. Giá của mỗi chiếc đèn to là 80 nghìn đồng, đèn nhỏ và vừa có giá từ 3 cho tới 5 nghìn đồng.
Anh Bản và bà con nơi đây mong muốn chính quyền địa phương cần phải quan tâm tới người dân, động viên bà con sản xuất duy trì truyền thống quê hương. Hỗ trợ kinh phí để người dân mua nguyên liệu sản xuất. Có như thế mọi người mới phấn khởi tham gia sản xuất truyền nghề cho các thế hệ sau.
Con anh Bản tuy còn nhỏ nhưng anh Bản cũng đã hướng dẫn kĩ thuật và cho các em tham gia sản xuất cùng gia đình. Được biết em nào cũng rất vui khi được cùng cha tiếp nối, gìn giữ những giá trị truyền thống. Các em cho biết các em sau này các em vẫn sẽ tiếp tục gìn giữ nghề truyền thống của ông cha.
Chinh Nguyễn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Cột tin quảng cáo