Thị trường

Lào Cai lên ngôi, doanh nghiệp FDI kém lạc quan

(DNHN)- Kết quả trên đã được công bố tại “Lễ công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011” diễn ra vào sáng ngày 23/2/2012 tại Hà Nội do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hợp tác cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức.

 Báo cáo PCI 2011 là ấn phẩm thường niên năm thứ bảy, được thực hiện dựa trên khảo sát chi tiết cảm nhận của 6.922 doanh nghiệp trong nước. Chỉ số PCI tập hợp tiếng nói chung của các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam về công tác điều hành kinh tế tại địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động và trên cả nước.

 

Dù kém lạc quan về triển vọng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn ghi nhận sự cải thiện trong công tác điều hành của chính quyền địa phương. Chỉ sos PCI có trọng số năm 2011 ở tỉnh trung vị là 59,13 điểm, đạt số điểm cao nhất kể từ khi chỉ số PCI được hiệu chuẩn lại vào năm 2009 và cao hơn gần một điểm so với năm 2009 và 2010.

Điểm số tăng ở các tỉnh đứng cuối bảng xếp hạng và giảm điểm ở các tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng đã thu hẹp sự biến động của chỉ số PCI. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy mức độ thay đổi thấp hơn, các tỉnh xếp hạng thấp cải cách nhanh hơn các tỉnh dẫn đầu.

Lần đầu tiên trong suốt quá trình thực hiện điều tra chỉ số PCI, cả Bình Dương và Đà Nẵng đều không đứng ở thứ hạng cao nhất. Bình Dương giảm điểm trong chỉ số tính năng động, tiếp cận đất đai, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Điểm số của Đà Nẵng sụt giảm mạnh trong các lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động.

Hai tỉnh miền Bắc là Lào Cai và Bắc Ninh vượt lên dẫn đầu bảng xếp hạng sau những nỗ lực cải thiện công tác điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh trong nhiều năm qua.

 

Hà Tĩnh và Bình Phước bước vào nhóm 10 địa phương đứng đầu một cách đáng ngạc nhiên, sau khi ban hành một số quy định và thành lập tổ công tác của tỉnh nhằm cải thiện các lĩnh vực điều hành theo kết quả PCI.

 

Dù những thay đổi này rất ấn tượng nhưng ít khi thấy kết quả của việc thay đổi chính sách thể hiện ngay tức khắc trên bảng xếp hạng như vậy.


Biến động lớn về thứ hang cũng được ghi nhận theo chiều hướng ngược lại.

 

Hai tỉnh luôn đứng trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu là tấm gương điển hình mà nhóm nghiên cứu PCI thường nhắc tới, Vĩnh Long và Bình Định, sụt giảm mạnh trong bảng xếp hạng năm nay. Cả hai địa phương này tiếp tục đà sụt giảm khá rõ nét trong năm 2010

Bên cạnh đó, khảo sát thường niên lần thứ 2 về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được thực hiện trên mẫu có tính đại diện cao, với 1.970 doanh nghiệp nước ngoài từ 45 nước trên thế giới và hoạt động trên khắp 61 tỉnh, thành phố của Việt Nam. 

 

 

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia Châu Á láng giềng (đặc biệt là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản), có quy mô vốn đầu tư và lao động tương đối nhỏ, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công có giá trị thấp, hướng tới các thị trường xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm.

Doanh nghiệp FDI trung vị trong điều tra PCI-FDI có tổng doanh thu 1,3 triệu USD tăng 300.000 USD so với năm ngoái, trong đó mức tăng mạnh nhất là trong lĩnh vực sản xuất. 

 

Tâm lý ít lạc quan cũng được ghi nhận ở các doanh nghiệp FDI. Mặc dù hiệu quả hoạt động thực tế (thể hiện ở tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận) có sự cải thiện song doanh nghiệp FDI có xu hướng ít lạc quan về tình hình hoạt động kinh doanh.

Hiệu ứng lan tỏa sang khu vực doanh nghiệp trong nước hạn chế. Trong báo cáo PCI năm 2010, kết quả năm nay cho thấy doanh nghiệp FDI nhập khẩu tới 57,5% hàng hóa, dịch vụ trung gian.

Các doanh nghiệp FDI tiếp tục lựa chọn đầu tư ở Việt Nam bởi những lợi thế về chi phí lao động và sự ổn định chính trị, tuy nhiên họ không đánh giá cao các yếu tố chất lượng điều hành. Đặc biệt là vấn đề nỗ lực kiểm soát tham nhũng. Việc không lựa chọn yếu tố điều hành cũng là động lực chính để doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam.

 

 

 

 

Kiến An

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo