Bên cạnh các tổ hợp phòng không tiên tiến tại Syria, người Nga còn mang đến đây các tổ hợp tác chiến điện tử mạnh nhất của mình trong đó có cả tổ hợp áp chế điện tử Richag-AV.
Theo hình ảnh được trang quân sự Encyclopedia of Syrian military của Syria đăng tải gần đây cho thấy, một hoặc hai chiếc trực thăng Mi-17 của nước này đang được tích hợp tổ hợp áp chế điện tử Richag-AV và những chiếc trực thăng trên nhiều khả năng đang hoạt động ở căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria. Nguồn ảnh: Encyclopedia of Syrian.
Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng xác thực Mi-17 Syria được trang bị Richag-AV nhưng nhiều khả năng thông tin này là thật, bởi hình ảnh chiếc Mi-17 Syria trang bị Richag-AV có những chi tiết tương đồng với dòng trực thăng Mi-8MTPR-1 vốn được Nga tích hợp sẵn Richag-AV dành riêng cho nhiệm vụ tác chiến điện tử. Trong ảnh là Mi-17 với tổ hợp tác chiến điện tửu Richag-AV. Nguồn ảnh: Encyclopedia of Syrian.
Với sự xuất hiện không xác định số lượng của Mi-8MTPR-1 hay Mi-17 cải biên trang bị Richag-AV, đã cho chúng ta thấy rõ người Nga luôn sẵn sàng cho tình huống Mỹ tấn công tên lửa quy mô lớn vào Syria trong bối cảnh chiến sự đang có chiều hướng xấu đi đối với các nhóm phiến quân “tay sai” do Washington tạo ra kể từ lúc cuộc chiến diễn ra cho tới nay. Nguồn ảnh: Encyclopedia of Syrian.
Về Mi-8MTPR-1, nó được phát triển trên khung gầm cơ sở mẫu trực thăng đa năng Mi-8MTV5-1 tích hợp hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV cho khả năng gây nhiễu và vô hiệu hóa hệ thống radar, thiết bị định vị và các hệ thống điện tử khác trong các tổ hợp phòng không hay tên lửa tấn công của đối phương từ khoảng cách hàng trăm km. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tổ hợp tác chiến điện tử Richag-AV được tích hợp trên Mi-8MTPR-1 với cụm ăng-ten mảng đa chùm sử dụng công nghệ DRFM, được thiết kế để có thể gây nhiễu và vô hiệu hóa hệ thống radar nhằm bảo vệ vật chủ khỏi các hệ thống vũ khí dẫn đường bằng sóng vô tuyến-điện tử. Nguồn ảnh: Sputnik.
Một khi được triển khai, Richag-AV có thể phá vỡ hoàn toàn bất cứ hệ thống phòng không nào thậm chí kể cả tổ hợp tên lửa đánh chặn MIM-104 Patriot, tuy nhiên trong trường hợp ở Syria nhiều khả năng nó sẽ được sử dụng để vô hiệu các tên lửa hành trình Tomahawk mà Mỹ có thể sẽ sử dụng để tấn công Damascus. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngoài khả năng hoạt động như một hệ thống gây nhiễu điện tử, Richag-AV còn có thể được sử dụng như một hệ thống trinh sát điện tử bằng cách dò tìm ra các nguồn bức xạ điện từ xuất hiện từ bên ngoài. Qua đó, có thể nhanh chóng xác định các loại mục tiêu hay thiết bị hoạt động trong khu vực, giúp kíp vận hành Richag-AV đưa ra các biện pháp áp chế điện tử hiệu quả. Nguồn ảnh: FlyingWay.
Với khả năng này của Mi-8MTPR-1, nó hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò bảo vệ các căn cứ của Nga tại Syria hay các cơ quan đầu não của chính quyền Syria ở Damascus trước các cuộc tấn công bằng tên lửa, phối hợp với đó là tổ hợp phòng không nhiều tầng, nhiều lớp của Nga ở Syria. Nguồn ảnh: KRET.
Theo quảng cáo của Nga trước đây tổ hợp áp chế điện tử Richag-AV có phạm vi tác chiến hiệu quả lên đến 300km và có thể được tích trên nhiều loại phương tiện khác nhau, từ máy bay, tàu thủy cho đến xe quân sự chuyên dụng. Về năng lực tác chiến của tổ hợp áp chế điện tử này cho tới nay vẫn chưa được Nga chứng minh. Nguồn ảnh: KRET.
Sau đợt tấn công thảm bại vào Syria bằng 56 quả tên lửa hành trình Tomahawk trong tháng 4/2017, có lẽ Mỹ đang thận trọng hơn trong mọi suy trình trước khi thực hiện một cuộc tấn công quy mô khác nhắm vào Damascus. Bên cạnh đó là thái độ cứng rắn sẵn sáng đáp trả của Nga nếu tên lửa Mỹ gây nguy hiểm cho binh sĩ Nga tại Damascus. Nguồn ảnh: VietTimes.
Khi đưa ra quyết định tấn công Damascus thì Mỹ cũng phải chấp nhận rủi rỏ là các tên lửa Tomahawk của họ chắc chắn sẽ bị đánh chặn, và họ phải phóng đi bao nhiêu tên lửa để có thể đạt được ý đồ của mình. Cần lưu ý thêm là các tàu chiến của Mỹ đang vây quanh Syria hiện tại có khả năng triển khai đồng thời 500 tên lửa hành trình Tomahawk. Nguồn ảnh: Sputnik.
Vậy sau cùng Mỹ có sẵn sàng mạo hiểm thực hiện hành động gây thù địch trực tiếp với Nga và sẵn sàng hứng chịu hậu quả sau đó, bản thân Moscow cũng tuyên bố sẽ đánh đắm bất cứ tàu chiến nào của Mỹ nếu nó đe dọa tới tính mạng của binh sĩ Nga. Đó sẽ là mở màn cho Chiến tranh Thế giới thứ nếu kịch bản trên thành hiện thực. Nguồn ảnh: FlyingWay.
Nên đọc
Theo Kiến thức