Lương tối thiểu vùng 2018: Chỉ nên tăng 5%
Liên quan đến những tranh cãi về tăng lương tối thiểu năm 2018, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia vừa có những chia sẻ cá nhân về việc này.
Cụ thể, theo ông Huân, tăng lương tối thiểu khiến tâm lý người lao động an tâm hơn khi lao động, đặc biệt đóng góp vào mức sống, giúp cải thiện đời sống của người lao động, vì thế việc tăng lương tối thiểu là hết sức cần thiết.
Tuy nhiên, ông Huân cũng nhắc đến những khó khăn của doanh nghiệp nên cần điều chỉnh mức tăng sao cho hợp lý. Ông cho rằng, chúng ta nên dồn sức cho doanh nghiệp nhằm tạo đà phát triển, giúp người lao động có chỗ làm việc ổn định.
Vì thế theo vị này, mức tăng 5% như đề xuất của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) là hợp lý. Ông cũng thừa nhận rằng, mức tăng không cao nhưng cũng phần nào đảm bảo lương thực tế cho người lao động và đủ bù trượt giá.
"Lương tối thiểu năm 2018 tôi nghĩ có thể tăng 5% bởi chỉ tiêu CPI mà Quốc hội khống chế là dưới 5% (cụ thể là 4%), nếu tăng lương 5% tức là đã đảm bảo được mức lương thực tế cho người lao động. Nếu năm 2018 – 2019, doanh nghiệp kinh doanh khá hơn thì các năm sau tiếp tục tăng ở mức cao hơn thì hài hòa hơn”, ông Huân chia sẻ.
"Sẽ là không công bằng nếu chỉ quan tâm tăng lương tối thiểu ở mức cao và cứ nhấn mạnh tới nhu cầu sống tối thiểu mà bỏ quên sức chịu đựng, khả năng tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng được hay không", ông Huân nói thêm.
Trước đó, phiên thương lượng thứ 2 về phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương Quốc gia đã kết thúc mà chưa có phương án chính thức nào được đưa ra.
Tại phiên thương lượng, phía VCCI - đại diện chủ sử dụng lao động vẫn giữ nguyên mức đề xuất là không tăng lương tối thiểu năm 2018 hoặc có tăng cũng chỉ ở mức 5%. Theo đại diện VCCI, nếu năm 2018 tiếp tục tăng lương hơn 5% sẽ khiến doanh nghiệp teo tóp, người lao động bị mất việc.
Trong khi đó, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam - đại diện cho người lao động cho rằng, hiện tại mức lương chưa đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động nên việc tăng để bù đắp là đương nhiên. Tuy nhiên, sau xem xét kiến nghị của phía doanh nghiệp, đơn vị này rút mức đề xuất trước đây từ 13,3% xuống còn 10%.
Mặc dù vậy, phía VCCI vẫn kiên quyết mức tăng chỉ ở mức 5% và không cao hơn. Trong khi đó, một lần nữa, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam một lần nữa xuống nước và đề xuất mức tăng ít nhất phải hơn mức tăng của năm 2017 (7,3%), cụ thể là 8%.
Cuối cùng, do không tìm được tiếng nói chung, phía Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất tạm dừng phiên họp và sẽ tiếp tục thương lượng vào phiên họp sau. Hội đồng tiền lương đã quyết định dừng để các bên củng cố thêm cứ liệu để bảo vệ quan điểm của mình. Dự kiến ngày 7/8, Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 3 để quyết định mức lương tối thiểu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao