Lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% năm 2015
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, cà phê Việt Nam được thị trường thế giới biết đến với danh hiệu nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất; tuy nhiên chỉ là về lượng, còn giá trị thực tế rất thấp do giá Robusta luôn thấp hơn Arabica gần một nửa và Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu cà phê nhân. Năm 2012 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn. Năm 2013 chỉ đạt trên 1,2 triệu tấn. Năm 2014 lượng cà phê nhân xuất khẩu đạt trên 1,6 triệu tấn. 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 900 ngàn tấn.
Theo lý giải của Vicofa, có hai nguyên nhân chủ yếu, một là mất mùa do thời tiết khiến sản lượng giảm khoảng 20% và hai là do đầu tư nước ngoài của Nestlé, Olam, Cà phê Ngon đưa các nhà máy chế biến đi vào hoạt động tiêu thụ lớn lượng cà phê nhân, đặc biệt nhiều cơ sở rang xay nhỏ phát triển khiến cà phê chế biến gia tăng.
Cũng theo Vicofa, những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến việc xuất khẩu cà phê chế biến (rang xay, hòa tan), cụ thể theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, năm 2012 lượng xuất khẩu cà phê chế biến đã lên đến gần 52 ngàn tấn với kim ngạch trên 175 triệu USD, lần lượt chiếm 3% và 4,8% so với tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Năm 2014 lượng xuất khẩu cũng xấp xỉ 54 ngàn tấn, chiếm 3,2% tổng lượng xuất nhưng kim ngạch lại đạt gần 274 triệu USD, chiếm 7,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2013 là năm xuất khẩu cà phê chế biến vượt trội với gần 68 ngàn tấn, chiếm 5,2% tổng lượng xuất và đạt gần 314 triệu USD, chiếm 11,5% tổng kim ngạch.
Dự kiến năm 2015 lượng xuất khẩu cà phê chế biến có thể tăng 25% so với năm 2014, đạt mức xuất khẩu tương đương với năm 2013 do 9 tháng đầu năm đã xuất khẩu được gần 52 ngàn tấn với kim ngạch 226 triệu USD.
Vicofa cũng cho biết, lượng cà phê nhân tiêu dùng trong nước đã tăng từ 5 – 7% năm 2010 nay đã tăng lên trên 10%. Như vậy mục tiêu 15% vào năm 2020 có thể sẽ đạt được. Điều đó có nghĩa lượng cà phê nhân xuất khẩu ngày một giảm.
Theo nhận định của Vicofa , ít có nước nào có được tăng trưởng về sản lượng cà phê nhân xuất khẩu như của Việt Nam. Cũng ít nước có các cửa hàng cà phê xuất hiện nhiều như nấm ở khắp cả nước, lượng cà phê chế biến tiêu thụ tăng lên rõ rệt. Giới trẻ Việt Nam ngày một ưa chuộng và thích thú thưởng thức ly cà phê Việt Nam. Dự kiến lượng cà phê nhân xuất khẩu sẽ giảm dần nhường chỗ cho cà phê rang xay và hòa tan đang tăng trưởng nhanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác