Lưu ý khi xuất khẩu sang Đức
Để xuất khẩu vào thị trường châu Âu nói chung và thị trường Đức nói riêng, trước tiên, doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần tìm hiểu kỹ: Các chính sách về thuế và thuế suất, thủ tục hải quan, những quy định hạn chế nhập khẩu, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các kênh phân phối chủ yếu tại Đức, văn hóa kinh doanh của người Đức...
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm được người tiêu dùng Đức đặt lên rất cao. Đây cũng chính là khía cạnh của đạo đức kinh doanh tại thị trường Đức. Ngoài ra, bao bì đóng gói bắt mắt cũng là yếu tố quyết định cho sản phẩm xuất khẩu của DN.
Phương thức giới thiệu sản phẩm đến được vơi người tiêu dùng Đức một cách nhanh nhất là thông qua các kênh hội chợ chuyên ngành, từ đó quảng bá thương hiệu cũng như tiếp cận được với các hợp đồng thương mại tiềm năng. Các hội chợ tiềm năng của Đức dành cho DN Việt Nam là: Hội chợ Du lịch, hàng nông sản, thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, rau quả tươi, điện tử tiêu dùng và điện tử dân dụng, nước và môi trường.
Theo bà Đào Thu Trang- Chuyên gia tư vấn Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, DN Việt nên tìm hiểu yêu cầu của thị trường Đức như thế nào với sản phẩm nhập khẩu; cần phải chắc chắn rằng, sản phẩm của mình không gặp vấn đề gì khi xuất khẩu, và điều quan trọng là cần phải tìm ra được kênh phân phối phù hợp nhất cho ngành hàng của mình đến được với người tiêu dùng Đức.
Minh Trí
Theo Công Thương
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
Cột tin quảng cáo