Tin tức - Sự kiện

M110 - Pháo tự hành lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam

Không phải M107 175 mm mà M110 203 mm mới thực sự là pháo tự hành có cỡ nòng lớn nhất từng tham chiến tại Việt Nam.

Pháo tự hành M110 203 mm được bắt đầu phát triển từ giữa những năm 1950, nguyên mẫu đầu tiên có tên gọi T-236 được chế tạo vào năm 1959. M110 chính thức biên chế cho Lục quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từ năm 1963.

M110 là một trong những pháo tự hành mạnh nhất từng phục vụ trong quân đội Mỹ, đã tham chiến ở Việt Nam, Iraq... và được xuất khẩu cho nhiều quốc gia đồng minh như Ai Cập, Hy Lạp, Iran, Nhật Bản, Pakistan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ...

 

Pháo tự hành M110 tham chiến ở Việt Nam. Ảnh chụp năm 1971

 

M110 203 mm cũng như "vua chiến trường" M107 175 mm sử dụng chung khung gầm cơ sở xe thiết giáp M578 nhằm tạo thuận tiện cho công tác hậu cần.

 

Trái tim của xe là động cơ diesel tăng áp 8V71T do General Motors chế tạo, có công suất 405 mã lực cùng hộp số tự động Allison XTG-411-2A với 4 số tiến và 2 số lùi, cho tốc độ tối đa 56 km/h, dự trữ hành trình 520 km, khả năng vượt dốc 30o, hào rộng 2,3 m.

 

M110 được trang bị pháo M2A2 203 mm/L25, phát triển từ pháo BL 8-inch của Anh từng sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Pháo M2A2/L25 bắn những viên đạn nặng 200 pound (khoảng 90 kg), có sức công phá rất lớn đi xa 17 km.

 

Pháo tự hành M110 di chuyển qua phà trong chiến tranh Việt Nam

 

M110 có một dầm thủy lực hỗ trợ việc nạp đạn, tuy nhiên nó dễ bị sự cố và thường làm chậm hoạt động của pháo do yêu cầu kíp chiến đấu phải hạ hoàn toàn nòng trước khi sử dụng. Tốc độ bắn của pháo chỉ được 1 phát/phút, tốc độ bắn trung bình là 2 phút cho 1 loạt bắn.

 

Trong trường hợp gấp bắn, kíp chiến đấu có thể tăng tốc độ bắn lên 2 - 4 phát/phút nếu nạp đạn bằng tay.

 

Việc này tuy đòi hỏi rất nhiều về sức khỏe của người lính, nhưng lại có ưu điểm là không cần phải hạ nòng pháo như dùng dầm tự động. Thời gian triển khai bắn từ khi đang hành tiến chỉ có 1 phút.

 

M110 có kíp chiến đấu tiêu chuẩn lên tới 13 người, trong đó 5 trên xe (gồm lái xe, 2 pháo thủ, 2 nạp đạn) và 8 lính hỗ trợ đi kèm, di chuyển bằng xe chở đạn M548. M110 gồm có các biến thể sau:

 

M110A1: Phiên bản cải tiến được trang bị pháo M201 203 mm/L37 bắt đầu đi vào phục vụ từ năm 1971, tầm bắn tối đa lên tới 27 km khi sử dụng đạn tăng tầm. M110A1 có thể bắn các 

 

M110A2 : Phiên bản nâng cấp năm 1978, được trang bị thêm bộ hãm lùi đầu nòng, tầm bắn tối đa với đạn tăng tầm lên tới 29 km.

 

Cũng như "vua chiến trường" M107 175mm, M110 tuy sở hữu hỏa lực cực mạnh nhưng tốc độ bắn lại quá chậm, khiến chúng dễ dàng bị lép vế trước những khẩu pháo xe kéo nòng dài của Quân đội nhân dân Việt Nam là M46 130 mm hay D74 122 mm.

 

Bởi vì trên chiến trường, tốc độ bắn chính là nhân tố quyết định để duy trì hỏa lực áp đảo đối phương, giúp giành thế chủ động.

 

Mặc dù đã bị loại biên khỏi quân đội Mỹ, nhưng pháo tự hành M110 vẫn còn hoạt động tích cực ở tất cả các quốc gia đồng minh từng được Mỹ cung cấp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hay hợp đồng thương mại.

(Theo Đại lộ)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo