Tin tức - Sự kiện

Mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?

Cúng rằm tháng Giêng hay cúng Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Chả thế mà Ông bà ta từ xưa đã có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.

Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn (hay còn gọi là dương sao hội). Đàn tràng lập ngoài sân.

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, cùng hương hoa đèn nến.

Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Mâm cơm cúng mặn ngày Tết Nguyên Tiêu. Ảnh minh họa

Mâm lễ mặn gồm có:

1 đĩa thịt vai luộc

1 bát canh măng

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa nem

 

1 đĩa rau xào

1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc

1 bát cơm trắng

1 đĩa bánh chưng

 

1 đĩa hoa quả...

Tùy theo điều kiện hoàn cảnh và sự sáng tạo của mỗi gia đình để làm sao mâm cúng trở nên đầy đủ và tinh tươm nhất.

Lễ cúng phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa. Ảnh minh họa

Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu. 

Tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có nhà lễ bái chư Phật, có nhà cúng Thổ công, Thần tài... nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. 

Rằm tháng Giêng nhà nào theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào... chay, tránh chế biến thức ăn chay hình dạng tôm kho, thịt nướng... vì cho rằng thế là cái tâm vẫn còn hướng về mặn.

 

Ngày nay nhiều người dân cúng Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy...

Nên đọc
Trung Hùng (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo