Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển sinh Đại học liên thông chính quy năm học 2022-2023
Tăng trưởng ở các nước ASEAN sau đại dịch và trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế có những biến động lớn / Sáng kiến kinh tế Khu nông thị Lạc Nghiệp An Cư: Giải pháp xây dựng nông thôn mới, miền núi bền vững
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội thông qua tháng 11/2018; Căn cứ Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg ngày 31/5/2017 quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 08/2020/TT-BGDĐT ngày 6/6/2020 ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT ngày 18/3/2021 ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ Đề án tuyển sinh năm học 2022-2023 của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phê duyệt;
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo đại học hệ từ xa năm học 2022-2023 như sau:
Lễ trao bằng tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
I, Đối tượng tuyển sinh:
1, Tuân thủ Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg ngày 31/5/2017 quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học của Thủ tướng Chính phủ;
2, Người đã có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp, trung cấp nghề và bằng tốt nghiệp THPT; người đã có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp, trung cấp nghề nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành;
3, Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề trở lên.
II, Điều kiện của người dự tuyển liên thông:
1, Người có bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.
2, Người dự tuyển liên thông phải đảm bảo các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng sau:
a, Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp, trung cấp nghề hoặc tốt nghiệp trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề phải đảm bảo đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b, Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp, trung cấp nghề hoặc tốt nghiệp trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
3, Đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4, Không trong thời gian thi hành án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
5, Nộp đầy đủ, đúng hạn hồ sơ tuyển sinh và thực hiện đúng các quy định của Trường về tuyển sinh.
III. Ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh:
Số TT Ngành đào tạo Chỉ tiêu tuyển sinh Ghi chú 1 Kế toán 70 2 Tài chính - Ngân hàng 45 3 Quản trị kinh doanh 75 4 Luật Kinh tế 65 5 Công nghệ thông tin 65
IV. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển hoặc xét tuyển
1, Tuyển sinh liên thông giữa trình độ trung cấp, trung cấp nghề; trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề với trình độ đại học được thực hiện theo các phương thức thi tuyển và xét tuyển, cụ thể:
a, Người có bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề đăng ký tuyển sinh liên thông lên trình độ đại học, được dự tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp THPT ở kỳ tuyển sinh vào đại học hàng năm của Trường.
b, Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề đăng ký tuyển sinh liên thông lên trình độ đại học, được dự tuyển sinh liên thông theo các hình thức do Trường tổ chức như sau:
- Dự tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp THPT ở kỳ tuyển sinh vào đại học hàng năm của Trường.
- Dự kỳ thi tuyển sinh liên thông riêng của Trường, do Trường tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển gồm: Môn cơ bản, môn cơ sở ngành, môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề.
c, Người có bằng tốt nghiệp trung cấp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề mà có bằng tốt nghiệp THPT được xét tuyển theo đề án tuyển sinh đào tạo đại học hệ chính quy và theo quy định của Trường.
- Nếu xét tuyển theo tổ hợp môn thi thì điểm trúng tuyển và tổ hợp môn thi theo đề án tuyển sinh đào tạo đại học hệ chính quy và theo quy định của Trường.
- Nếu xét tuyển theo học bạ thì các môn xét tuyển phải đảm bảo từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
- Nếu xét tuyển theo điểm trung bình kết quả học tập đối với thí sinh đã có bằng trung cấp, cao đẳng thì bảng điểm/học bạ phải đảm bảo từ 5,0 trở lên.
2, Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định như sau:
a, Nếu xét tuyển theo tổ hợp môn thi THPT thì điểm trúng tuyển và tổ hợp môn thi theo đề án tuyển sinh đào tạo đại học hệ chính quy và theo quy định của Trường.
- Nếu xét tuyển theo học bạ thì điểm các môn xét tuyển theo tổ hợp phải đảm bảo từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
- Nếu xét tuyển theo điểm trung bình chung kết quả học tập đối với thí sinh đã có bằng trung cấp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề thì bảng điểm/học bạ phải đảm bảo từ 5,0 trở lên.
- Nếu thi tuyển thì các môn thi phải đạt từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10).
Nếu số lượng đủ điều kiện trúng tuyển vượt chỉ tiêu đào tạo thì sẽ lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
3. Thời gian đào tạo, tổ chức đào tạo và văn bằng tốt nghiệp:
a. Thời gian đào tạo: Là thời gian học các học phần/môn học sau khi được công nhận miễn trừ các học phần/môn học của chương trình đào tạo ở trình độ trước so với chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành tuyển sinh của Trường.
b, Tổ chức đào tạo: Đào tạo tập trung tại Trường và cơ sở của Trường, theo học chế tín chỉ, đảm bảo 6 buổi/tuần (có thể bao gồm cả thứ bảy, chủ nhật); người học có thể đăng ký học ca tối hàng ngày theo quy định của nhà trường.
c, Văn bằng tốt nghiệp: Được thực hiện theo khoản 23, Điều 1 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung số 34/2018/QH14 điều chỉnh Điều 38 Luật Giáo dục đại học năm 2013 thông qua tháng 11/2018 thì người tốt nghiệp đại học được cấp 01 loại bằng tốt nghiệp như đối với hệ đào tạo chính quy của Trường.
4. Thời gian nhận hồ sơ, thi tuyển/xét tuyển và khai giảng:
Thời gian nhận hồ sơ Thời gian xét tuyển Thời gian khai giảng Từ 28/7/2022 Đợt 1: Từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2022
Đợt 2: Từ tháng 10/2022 đến hết 15/12/2022Theo đợt thi tuyển/ xét tuyển
5. Lệ phí hồ sơ và thi tuyển/xét tuyển, học phí:
a, Lệ phí hồ sơ và thi tuyển/xét tuyển: 1.050.000 đồng.
b, Học phí: 400.000 đồng/01 tín chỉ (Nếu thay đổi về học phí, nhà trường sẽ thông báo theo quy định).
6. Hồ sơ tuyển sinh:
Hồ sơ tuyển sinh (không trả lại sau khi nộp) theo mẫu chung của Trường, như sau:
Số TT Nội dung Số lượng 1 Phiếu tuyển sinh (theo mẫu) 1 bản 2 Bằng tốt nghiệp Cao đẳng/TCCN (photo công chứng) 1 bản 3 Bảng điểm Cao đẳng/TCCN (photo công chứng)
Học bạ THPT (photo công chứng)1 bản 4 Ảnh 4x6 (ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh phía sau mỗi ảnh) 2 chiếc 5 Giấy khai sinh, CMT/CCCD (photo công chứng) 1 bản 6 Các giấy tờ ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có) 1 bản
Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, thí sinh phải nộp kèm theo bản dịch công chứng và bản công nhận văn bằng do Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cấp.
7. Địa chỉ liên hệ mua và nhận hồ sơ tuyển sinh:
- Khoa Đại học liên thông và Đào tạo từ xa: Phòng A411, Tầng 4, nhà A, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Địa chỉ: Số 29A, ngõ 124, phố Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; Điện thoại: 0989 089 132 (cô Thư).
- Một số cơ sở giáo dục khác ở Hà Nội đã phối hợp với Trường quảng bá tuyển sinh và nhận hồ sơ tuyển sinh (nếu có).
- Tại cơ sở của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thuê hạ tầng và cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục khác (nếu có).
End of content
Không có tin nào tiếp theo