Tin tức - Sự kiện

Mất 28,2 triệu USD vì một chữ “R”

Trong cuộc đời, không ai có thể tránh khỏi việc mắc sai lầm. Những sai lầm này có thể ám ảnh bạn vài ngày hoặc thậm chí là vài năm. Nhưng nếu cái giá cho những sai lầm lên tới vài nghìn USD, hay vài triệu USD, bạn khó có thể quên nó suốt cả cuộc đời.
  • <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: 12px;">Mất 28,2 triệu USD vì một chữ “R” vô duyên</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Khoảng những năm 1980, công ty du lịch Banner Travel Services đã quyết định mua một banner quảng cáo trên website danh tiếng – Yellow Pages với mục đích nâng cao thương hiệu cho mình.</p>  <p style="text-align: justify;">Dòng quảng cáo lẽ ra phải là “e<strong>x</strong>otic holidays” <em>(những kì nghỉ tuyệt vời)</em>, nhưng không may một nhân viên của Yello Pages lại nghe nhầm thành “e<strong>r</strong>otic holidays” <em>(những kì nghỉ khiêu dâm)</em>. Tức giận vì hình ảnh công ty bị bôi nhọ, Banner Travel Services đã đâm đơn kiện Yellow Pages và thắng kiện.</p>  <p style="text-align: justify;">Ngoài việc trả lại 230 USD tiền quảng cáo tháng đầu cho hãng, Yellow Pages còn phải bồi thường 10 triệu USD (khoảng 28,2 triệu USD theo tỷ lệ lạm phát năm 2013).</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: 12px;">Khoảng 1,13 tỷ tờ 100 USD loại mới của Mỹ bị lỗi in ấn</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Đồng 100 USD mới được Mỹ “quảng cáo” là có một số chi tiết khó có thể làm giả như hình quả chuông có thể thay đổi màu, dải băng 3-D và một thông điệp được làm ẩn.</p>  <p style="text-align: justify;">Năm 2010, khoảng 1,1 tỷ tờ 100 USD mới đã gặp rắc rối về lỗi in ấn do giấy in tiền bị gấp lại trong quá trình in và để lại những khoảng trống ngắt quãng trên bề mặt. Mức thiệt hại ước tính thấp nhất là 120 triệu USD. </p>  <p style="text-align: justify;">Những tưởng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ rút ra được một bài học quý giá, nhưng một lần nữa đợt in 30 triệu tờ 100 USD mới vào năm 2013 lại gặp phải lỗi tương tự. Lô tiền do nhà máy tại Washington, D.C sản xuất đã bị lỗi vì đổ quá nhiều mực lên khuôn, các dòng thì không sắc nét như thiết kế. Việc in lại số tiền mới sẽ tốn khoảng 3,78 triệu USD.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: 12px;">NASA nhầm lẫn tai hại giữa các hệ đo lường</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Năm 1999 khi con tàu vũ trụ Mars Climate bay xung quanh Sao hỏa, hai nhóm nhân viên của NASA, một ở Colorado và một ở California, đã liên lạc với nhau để trao đổi những thông tin quan trọng. Không may, một nhóm sử dụng đơn vị đo là foot và inch để đo khoảng cách, còn nhóm còn lại thì sử dụng đơn vị đo là mét.</p>  <p style="text-align: justify;">Sự nhầm lẫn tai hại này đã khiến con tàu vũ trụ biến mất mãi mãi trong không gian. Chi phí mà NASA bỏ ra để xây dựng, khởi động, và bảo trì con tàu này lên tới 165,5 triệu USD.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: 12px;">1 cổ phiếu biến thành 610.000 cổ phiếu</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Năm 2006, một người chơi chứng khoán ở Nhật định bán số cổ phiếu của mình cho công ty chứng khoán Mizuho Securities, một công ty con của ngân hàng lớn thứ hai tại Nhật Mizuho Financial Group, với giá 610.000 yên/cổ phiếu (tương đương khoảng 59.695 USD/cổ phiếu).</p>  <p style="text-align: justify;">Tuy nhiên, hệ thống của Mizuho Securities bị trục trặc đã dẫn tới mã lệnh bán 610.000 cổ phiếu với giá 1 yên/cổ phiếu (tương đương khoảng 0,009 USD/cổ phiếu).</p>  <p style="text-align: justify;">Mặc dù đã cố gắng hủy lệnh bán, song vì một số nguyên nhân nào đó nút hủy khẩn cấp không hoạt động. Tổng thiệt hại tính tới cuối buổi giao dịch lên tới 224 triệu USD.</p>
  • <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: 12px;">Khi nhân viên ngân hàng buồn ngủ</span></strong></p>  <p style="text-align: justify;">Khi giao dịch với khách hàng, một nhân viên tại một ngân hàng Đức đã chuyển 62,4 bảng Anh vào tài khoản ngân hàng và vô tình “ngủ trong vài giây”. Không may, ngón tay của anh lại giữ quá lâu lên số 2 trên bàn phím. Cuối cùng, chuỗi số 2 được chuyển vào máy tính thành 222.222.222.22! bảng Anh.</p>  <p style="text-align: justify;">Lỗi nhỏ này có thể được khắc phục nhanh chóng nhưng người quản lý của anh nhân viên lại quá chậm chạm. Mặc dù sau đó sai lầm đã được sửa, nhưng người quản lý đã bị sa thải. </p>  <p style="text-align: justify;">Cho rằng mình bị sa thải bất công, người quản lý này đã kiện ngân hàng suốt 28 năm và giành chiến thắng và được bồi thường 293 triệu USD.</p>
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo