Mặt bằng lãi suất đã về ngang giai đoạn 2005 - 2006
Việc NHNN điều hành linh hoạt của trần lãi suất huy động đã giúp giảm mặt bằng lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay.
Kỷ lục giảm lãi suất: 5 lần/năm
Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) vừa đưa ra bản thông tin chi tiết về điều hành lãi suất. Theo bản thông tin này, để có mặt bằng lãi suất như hiện nay, từ giữa năm 2011 đến nay, NHNN đã và đang điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ CSTT đặc biệt là công cụ lãi suất nhằm giảm mặt bằng lãi suất thị trường phù hợp với mức giảm của lạm phát, qua đó tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc điều hành linh họt các công cụ CSTT để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD nhằm từng bước giảm lãi suất thị trường, NHNN còn quy định trần lãi suất nhằm ổn định và định hướng lãi suất thị trường theo mục tiêu của NHNN.
“Vào nửa cuối năm 2011, trước tình hình lạm phát tăng cao, áp lực thanh khoản của các TCTD lớn, tuy nhiên NHNN vẫn giữa nguyên mức trần lãi suất huy động 14%/năm và tập trung thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm lãi suất, từ đó giảm áp lực tăng lãi suất huy động. Bước sang năm 2012, để định hướng thị trường, ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra lộ trình giảm lãi suất trung bình mỗi quý 1%/năm", bà Nguyễn Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ CSTT nhắc lại. Theo đó, chỉ trong năm 2012, sau 5 lần điều chỉnh, trần lãi suất huy động tối đa bằng VND dã giảm tổng cộng 6%/năm.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đánh giá diễn biến của lạm phát, sự ổn định của thị trường ngoại hối và tỷ giá, NHNN nhận thấy dư địa giảm trần lãi suất huy động bằng VND không còn nhiều, vì vậy mức trần lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ giảm khoảng 1%/năm (trần lãi suất kỳ hạn dưới 12 tháng giảm từ mức 8%/năm cuối 2012 xuống 7,5%/năm vào cuối tháng 3/2013, từ cuối tháng 6/2013 chỉ quy định trần lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng tối đa là 7%/năm).
Mức lãi suất đã bằng với giai đoạn 2005-2006
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, với việc thực hiện chủ động, linh hoạt quy định trần lãi suất huy động bằng VND từ năm 2011 tới nay, mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, giảm khoảng 7-10%/năm so với thời điểm giữa năm 2011. Hiện nay, lãi suất huy động của các TCTD phổ biến: không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng ở mức 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 5-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng ở mức 6,5-7,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 7,5-9%/năm, phù hợp với kỳ vọng lạm phát đến cuối năm 2013 và cả năm 2014.
Việc lãi suất giảm lãi suất huy động tạo điều kiện cho các TCTD giảm mạnh lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn đối với các DN. Đến nay mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 9-12%/năm so với thời điểm giữa năm 2011 và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006, thấp hơn năm 2007. Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện ở mức 7-9%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ở mức 9-11%/năm, trong đó, đối với khách hàng tốt lãi suất cho vay chỉ từ 6,5-7%/năm.
“Mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh nhưng người dân vẫn yên tâm gửi tiền vào các TCTD với kỳ hạn dài hơn cho thấy gửi tiền vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất hiện nay so với các kênh đầu tư khác trong điều kiện lạm phát hiện nay và mục tiêu ổn định tỷ giá (đến giữa tháng 9/2013, tiền gửi VND của dân cư tăng 13,78% so với cuối năm 2012). Đây là một thành công về điều hành CSTT thời gian qua”, bà Hồng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo Vụ CSTT, mặc dù NHNN đã bỏ quy định trần lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở lên nhưng tính trật tự, kỷ luật trên thị trường vẫn được duy trì, không có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất giữa các TCTD với nhau nhằm chèo kéo khách hàng, người gửi tiền gửi tiền với kỳ hạn dài hơn, không rút tiền từ TCTD này gửi sang TCTD khác để hưởng chênh lệch lãi suất.
Hiệu quả rõ rệt nhất là đường cong lãi suất đã hình thành thể hiện việc phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế hợp lý hơn, các TCTD có thể huy động được nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
Theo Cafef
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Cột tin quảng cáo