Mắt cá ngừ “món dị” ở Phú Yên
Ở Phú Yên món mắt cá ngừ được người ta chế biến rất độc đáo, Mắt cá ngừ được chế biến rất công phu.Những con cá ngừ nặng cả chục kg được những ngư dân miền biển Phú Yên lấy ra và sơ chế. Cả một hốc mắt cá to, nhưng người ta chỉ lấy phần cầu mắt (con ngươi) của cá để chế biển.
Mắt cá sau khi sơ chế được bỏ vào một hũ đất nung và đun chín. Phần cầu mắt đặt vừa trong lòng hũ, kèm theo vài loại rau củ, gia vị trong món tiềm như táo tàu, kỷ tử… rồi bỏ vào thố đất nung đun chín. Đợi hơn nửa giờ, mắt cá đã chín, thấm gia vị thì có thể ăn được tạo nên mùi thơm hấp dẫn. Thố mắt cá không hăng mùi thuốc Bắc, không tanh mà chỉ có mùi thơm béo nhưng vẫn giữ mùi thơm đặc trưng của cá.
Nấu kỹ là thế, nhưng khi mang lên phục vụ thực khách, các đầu bếp ở nhà hàng Phú Yên thường dung cồn khô đốt nóng để hâm sôi nước trong hũ, đánh thức vị giác của thực khách trước khi thưởng thức món lạ. Dưới ngọn lửa cồn, hũ mắt cá trông như một ngọn đèn biển. Mắt cá ngừ ăn vào bùi bùi, ngậy ngậy, ngon đến khó tả, chưa kể vị béo và hương thơm của phần thịt ở đáy mắt rất đặc trưng.
Nhiều người thường bỏ thêm đậu phộng rang hay bẻ nhỏ bánh tráng nướng vào nước dùng để vừa húp xì xụp, vừa nhai lạo xạo trong miệng. Món này được hỗ trợ thêm bằng nhiều loại rau thơm, đặc biệt không thể thiếu lá tía tô xắt nhỏ. Dùng đũa khuấy nhẹ cho rau chín tái và thấm chất ngọt của nước dùng rồi cho vào miệng.
Nếu như thịt cá ngừ là đặc sản của Phú Yên có thể xuất đi các địa phương khác thì mắt cá ngừ dường như vẫn chưa thể ra khỏi địa bàn tỉnh. Lý do rất đơn giản: mắt của loài cá luôn “cháy hàng” tại các nhà hàng, quán ăn khắp Phú Yên.
Khi cá rộ mùa, mắt cá ngừ được xếp lên hàng “top”. Nhiều thực khách dừng xe trước quán chỉ để nhấp nhổm thò đầu ra khỏi kính xe hỏi: “Hôm nay có mắt cá ngừ không?”. Dầu là khách phương xa, hay người bản địa nhưng đã ghé quán hải sản Phú Yên thì đều có chung nhu cầu thưởng thức món đặc sản này để thỏa mãn nhiều tháng ngày chờ đợi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo