Pháp luật

Mẹ sát hại 3 con rồi bỏ trốn: Chuyên gia nghiên cứu tội phạm nói gì?

(DNVN) - Liên quan đến vụ án mạng mẹ sát hại 3 con rồi bỏ trốn, PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học cho rằng một trong những nguyên nhân đẫn đến án mạng là do nhận thức của nghi phạm còn hạn chế.

Như tin tức Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa, đêm 15 rạng sáng ngày 16/8 tại thôn Quang Minh, xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần (Hà Giang) đã xảy ra một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. 

Do mâu thuẫn gia đình nên người mẹ là Phàn Mùi Mấy (25 tuổi), dân tộc Dao đã giết chết 3 người con đẻ của mình gồm 2 cháu gái và 1 cháu trai. Cháu lớn nhất SN 2011; cháu thứ hai SN 2013 và cháu bé mới 14 tháng tuổi rồi trốn vào rừng sâu.

Hiện trường vụ thảm sát tại Hà Giang. Ảnh: I.T/Dân việt.

Tại hiện trường, nghi can đã đốt 3 người con ruột của mình, nhưng quá trình điều tra cho thấy cả 3 cháu bé đều bị siết cổ sau đó mới đốt và hung thủ đã đốt cháy một góc nhà. 

Khi xảy ra sự việc, anh Triệu Mềnh Chán (26 tuổi, chồng chị Mấy) không có nhà do đang cùng mẹ đẻ đi ăn rằm ở địa phương khác. Vụ việc nhanh chóng được người dân phát hiện và báo cho lực lượng chức năng.

Nhận được tin báo, lực lượng công an đã có mặt tại hiện trường và tiến hành truy bắt hung thủ. Sau 12 tiếng trèo đèo, lội suối, leo lên đỉnh núi, đến 20h ngày 16/8, lực lượng trinh sát bắt giữ được đối tượng.

Nói về việc xảy ra những vụ án mạng kinh hoàng ở vùng sâu vùng xa như vụ án mẹ giết 3 con rồi bỏ trốn tại Hà Giang nêu trên, cũng như vụ thảm án 4 người chết tại Lào Cai vừa qua, Theo PGS-TS Đỗ Cảnh Thìn  - Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học (Viện Khoa học cảnh sát - Học viện Cảnh sát nhân dân), trước đây tội phạm xảy ra ở nông thôn,vùng sâu vùng xa thường chỉ dừng ở những vụ như kiểu gây thương tích cho nhau, những vụ án mạng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng không xảy ra nhiều như thời gian gần đây. Báo Dân việt thông tin.

Ác mẫu giết 3 con rồi đốt nhà, bỏ trốn. Ảnh TTXVN.

Về cơ bản, có thể thấy trong khi xã hội phát triển rất nhanh, thông tin truyền thông phát triển mạnh tác động vào người dân ở mọi vùng đất nước, riêng ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp cận thì những yếu tố tiêu cực của đời sống, phương thức thủ đoạn của tội phạm lại lan vào nhanh hơn so với những mặt tích cực. 

 

Có nghĩa sự lan tỏa những vấn đề trong đời sống xã hội đến vùng sâu, vùng xa không tương đương với việc nâng cao trình độ của con người cả về nhận thức văn hóa, lối sống, pháp luật. Bên cạnh đó, cũng phải nói một phần là do việc quản lý về mặt nhà nước, trong đó có việc tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, xây dựng thiết chế văn hóa, tình làng nghĩa xóm ở vùng sâu, vùng xa còn lỏng lẻo.

Chính vì thế, khi xảy ra những mâu thuẫn với nhau, rồi xung đột, một số người ở địa bàn vùng sâu, vùng xa có hành động phạm pháp một cách dã man, lạnh lùng hơn, vô cảm và mãnh liệt. Hành động đó đã đi rất xa so với bản chất vốn có của người dân những vùng này là hiền hậu, nghĩa tình, cư xử với nhau có chừng mực. 

Trong những vụ án mạng sát hại nhiều người xảy ra ở vùng sâu, vùng xa như vừa qua, nếu người phạm tội biết được hành vi của mình sẽ phải trả rất đắt cho bản thân, gia đình cũng như xã hội thì chắc họ đã không hành động.

Trên thực tế, tại những vùng sâu, vùng xa, nhiều người dân học hành hạn chế nên những việc như để hiểu biết về văn hóa đời sống, hiểu biết xã hội, pháp luật và những gì tốt đẹp trong đời sống dường như chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc tạo môi trường xã hội để cho người dân gắn kết với nhau về mặt đạo đức, văn hóa và pháp luật thấy cũng ít được quan tâm.

Nên đọc
Hồng Hà (T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo