MF dự đoán kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,4% trong năm 2016
Tại báo cáo, IMF nhấn mạnh, kinh tế các nước phát triển tiếp tục phục hồi khiêm tốn và không đồng đều, nhưng sự chênh lệch này có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2015, nhất là tại các nước đang phát triển và mới nổi.
Trong đó, GDP tăng chậm dần và các biện pháp tái cân bằng kinh tế tại Trung Quốc, giá cả hàng hóa giảm thấp, khó khăn tại một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu tiếp tục cản trở triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2016-2017.
Mặc dù kinh tế Trung Quốc tăng chậm, nhưng GDP tại các nước mới nổi được dự báo sẽ tăng tốc trong năm 2016-2017, chủ yếu nhờ triển vọng kinh tế cải thiện dần tại Brazil, CHLB Nga và một số nước Trung Đông. Tuy nhiên, bất ổn địa chính trị và biến động kinh tế mới phát sinh có thể cản trở đà phục hồi kinh tế tại những quốc gia này.
Tại các nước phát triển, GDP năm 2016 dự kiến tăng 2,1%, cao hơn kết quả tăng 1,9% vào năm 2015, và đà tăng này sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2017.
Tại Mỹ, hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi nhờ điều kiện tài chính thuận lợi, thị trường nhà ở và thị trường lao động cải thiện, nhưng USD tăng giá sẽ cản trở công nghiệp chế tạo và giá dầu thấp sẽ khiến các doanh nghiệp hạn chế đầu tư khai thác và mua sắm trang thiết bị.
Tại khu vực đồng euro, tiêu dùng tư nhân tăng vững sẽ được hỗ trợ bởi giá dầu thấp và tình hình tài chính thuận lợi đã bù đắp tác động yếu ớt trong lĩnh vực xuất khẩu. Kinh tế Nhật Bản cũng được dự báo sẽ tăng vững trong năm 2016 nhờ các biện pháp hỗ trợ tài khóa, giá dầu thấp và thu nhập tăng cao.
Tại các nước đang phát triển và mới nổi, GDP được dự báo tăng 4,3% và 4,7% trong năm 2016 và năm 2017, sau khi đạt kết quả tăng 4% trong năm 2015.
Kinh tế Trung Quốc được dự báo chỉ tăng 6,3% trong năm 2016 và 6,0% trong năm 2017, phản ánh hoạt động đầu tư yếu ớt và nỗ lực tái cân bằng kinh tế. Kinh tế Ấn Độ và những nước mới nổi khác được dự báo tiếp tục tăng cao, mặc dù một số nước bị ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình kinh tế ảm đạm tại Trung Quốc và công nghiệp toàn cầu yếu ớt.
Kinh tế các nước Mỹ Latinh và khu vực Caribê được dự báo tiếp tục giảm tốc trong năm 2016, phản ánh tình trạng suy thoái kinh tế tại Brazil và những nước khác, mặc dù không trầm trọng như trong năm 2015 và phần lớn các nước trong khu vực bắt đầu đạt mức tăng trưởng dương.
Kinh tế các nước Trung Đông được kỳ vọng sẽ tăng cao, nhưng giá dầu thấp, căng thẳng địa chính trị và xung đột trong nước tiếp tục cản trở triển vọng kinh tế.
Kinh tế các nước mới nổi châu Âu được dự báo tiếp tục tăng cao, mặc dù năm 2016 có thể đạt tốc độ tăng thấp. CHLB Nga tiếp tục thích ứng với giá dầu thấp và các biện pháp trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt, nên tình hình kinh tế năm 2016 còn khó khăn.
Các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập bị tác động bởi suy thoái kinh tế tại CHLB Nga và căng thẳng địa chính trị, cộng với yếu kém tại một số nền kinh tế và giá dầu thấp, nên GDP năm 2016 dự kiến chỉ tăng khiêm tốn, nhưng sẽ tăng tốc trong năm 2017.
Kinh tế tại phần lớn các nước châu Phi và khu vực cận Sahara sẽ cải thiện dần, nhưng sẽ tăng thấp hơn so với thập kỷ trước do giá hàng hóa thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các nước trong khu vực này phải có những điều chỉnh phù hợp với mức giá hàng hóa thấp và chi phí vay vốn tăng cao vốn đã gây nhiều khó khăn cho một số nước lớn trong khu vực như Angola, Nigeria và CH Nam Phi cũng như nhiều nước nhỏ dựa vào xuất khẩu hàng hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm
Giá nông sản ngày 24/12/2024: Cà phê giảm 500 đồng/kg, hồ tiêu đi xuống 1.000 đồng/kg