Tin tức - Sự kiện

Miến bẩn tràn ngập thị trường

Những tháng cuối năm ở Tứ Dân (tỉnh Hưng Yên) lại bận rộn hơn với nghề xát củ bột (củ dong riềng) và sản xuất miến để đáp ứng cho thị trường Hà Nội dịp Tết.

Vốn là nơi chuyên xay xát củ dong riềng để lấy bột làm miến, nhưng nhiều cơ sở kiêm luôn sản xuất miến và họ cũng có những “bí quyết gia truyền” để thu lợi nhuận cao. Trong xưởng, những bao bột, chất tẩy trắng, phẩm màu, can hóa chất nhuộm màu cho miến vứt ngổn ngang. Bể ximăng ngâm, rửa bột nước đen ngòm nổi váng bốc mùi chua thối đến lợm giọng, dụng cụ làm miến cáu bẩn, bám đầy bột chua, phên phơi miến ruồi nhặng bâu đen.

Theo một người làm thuê ở đây, để cho ra lò một mẻ miến trải qua rất nhiều công đoạn. Màu của miến do khách hàng yêu cầu. Ai thích màu vàng, màu hồng, màu trắng hay giữ nguyên màu ban đầu là xám đen cũng đáp ứng được cả. Muốn màu miến thêm đậm, đẹp thì chỉ cần tăng lượng hóa chất lúc hòa với bột.


 


Cỗ máy làm miến.

 

Chất tạo màu cho miến là phẩm màu, hóa chất, được đóng trong bao tải không rõ nguồn gốc, địa chỉ nơi sản xuất... và mua từ các làng nghề làm miến nổi tiếng về chứ ở Hưng Yên không có, những cơ sở sản xuất nhỏ thì phải nhờ những cơ sở làm miến lớn trong làng và mối quen  mới mua được. Khi tiếp xúc với những hóa chất này phải đeo găng tay caosu cẩn thận. Quy trình tạo màu cho miến rất đơn giản: Cho hóa chất vào bột, khuấy đều, ngâm khoảng 5 giờ. Ngoài thuốc tím, thêm cả chất tẩy trắng để làm miến có màu trắng tinh.

Những người dân và chủ cơ sở sản xuất miến ở đây cho biết, tuy màu sắc không bắt mắt, nhưng loại miến có màu xám đen ăn sẽ tốt cho sức khỏe, bởi nó không sử dụng loại hóa chất, phẩm màu nào để lên màu. Trong những ngày lễ, tết hay tiệc cưới quan trọng, họ chỉ dùng, chọn loại miến này chứ không sử dụng loại màu trắng, vàng, hồng bắt mắt, nhưng được trộn với hóa chất độc hại.

 

 


Bao hóa chất để cùng với các bao miến.

 

 

Can hóa chất pha chế sẵn.



Mỗi ngày, cơ sở sản xuất miến này bằng “bí quyết gia truyền” cho ra lò trên 6 tạ miến chỉ từ 1 tấn bột dong riềng (?), bán với giá 40.000đ/kg và được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Hà Nội.

 

 

Thanh Vân (Theo Lao Động)

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo