Mọi hành động của Trung Quốc trên giàn khoan đều bị Việt Nam phát hiện
Hiện tại các tàu của Trung Quốc đang ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận gần với giàn khoan HD 981 ở khoảng cách gần 20 km, nếu Việt Nam đưa tàu Kilo vào khu vực cách giàn khoan này khoảng dưới 100 km (khoảng 50 hải lý) thì chắc chắn sẽ phát hiện được động thái của Trung Quốc trên giàn khoan HD-981.
Theo thông tin từ lực lượng chấp pháp Việt Nam tại khu vực trên, tính đến ngày 13/5, Trung Quốc đã sử dụng 9 loại tàu để bảo vệ giàn khoan HD-981 gồm các loại tàu: tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu hải giám, tàu hải tuần, tàu ngư chính, tàu kéo cứu hộ, tàu vận tải, tàu dầu và tàu cá vỏ sắt.
Ngoài ra Cảnh sát biển Việt Nam còn phát hiện các tàu quân sự như tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534, tàu tên lửa tấn công nhanh mang số hiệu 752, 753, 754 và mới đây nhất là sự tham gia của tàu tuần tiễu săn ngầm mang số hiệu 786.
Tuy nhiên bất chấp sự hung hăng của Trung Quốc, sáng 13/5 các tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003, 2013, 4032 và các tàu kiểm ngư của Việt Nam đồng loạt tiếp cận giàn khoan HD-981 do Trung Quốc đặt trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trước thái độ không khoan nhượng của lực lượng chấp pháp Việt Nam, lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tàu săn ngầm đến khu vực này. Theo đánh giá của một số chuyên gia quốc phòng, việc triển khai tàu săn ngầm của Trung Quốc là nhằm đối phó với khả năng Hải quân Việt Nam sẽ triển khai tàu ngầm Kilo để tiếp cận giàn khoan HD-981.
Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở bởi một khi tàu ngầm Kilo được triển khai đến khu vực cách giàn khoan này khoảng dưới 100 km, mọi hành động của Trung Quốc trên giàn khoan này đều bị Việt Nam phát hiện. Đây chính là lý do dàn tàu của nước này lập nên một hàng rào bảo vệ quanh giàn khoan HD-981 từ khoảng cách khá xa.
Theo nhận định trên, với trang bị trên tàu ngầm Kilo thì có thể dễ dàng phát hiện ra các vật thể chuyển động dưới nước với khoảng cách lên đến vài trăm km. Để làm được điều này tàu được trang bị hệ thống Sonar (sound navigation and ranging) là kỹ thuật sử dụng sự truyền âm thanh (thường là bên dưới nước) để di chuyển, liên lạc hoặc phát hiện tàu bè khác.
Sonar của tàu ngầm dựa vào đặc tính lan truyền trong nước của sóng âm, dùng chuyển đổi sóng điện và xử lý thông tin để thực hiện việc dò tìm tàu thuyền trên mặt nước. Căn cứ vào phương thức làm việc mà chia ra sonar chủ động và sonar bị động. Sonar chủ động là tín hiệu âm thanh do máy phát ra lan truyền trong nước, sau khi gặp mục tiêu phản xạ trở lại, loại sóng hồi âm này được máy thu tiếp nhận.
Căn cứ vào tốc độ lan truyền trong nước và khoảng cách thời gian từ khi phát tín hiệu đến khi thu nhận được cùng với hướng của sóng âm phản hồi, người ta xác định ngay được cự ly và phương vị của mục tiêu. Sonar bị động không tự phát ra mà chỉ thu nhận tín hiệu âm thanh từ mục tiêu phát ra.
Hiện tại các tàu của Trung Quốc đang ngăn cản tàu Việt Nam tiếp cận gần với giàn khoan HD 981 ở khoảng cách gần 20 km, nếu Việt Nam đưa tàu Kilo vào khu vực cách giàn khoan này khoảng dưới 100 km (khoảng 50 hải lý) thì chắc chắn sẽ phát hiện được động thái của Trung Quốc trên giàn khoan HD-981.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Cột tin quảng cáo