TP.HCM: Hướng đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa trên biển
Nắng nóng ở Trung Bộ còn kéo dài nhiều ngày tới, chỉ số tia tử ngoại tại Đà Nẵng ở mức rất cao / Đồng Nai: Phát hiện một tấn thịt gà "hết đát" chuẩn bị tung ra thị trường
Nhằm nâng cao ý thức về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường biển, giúp hình thành thói quen giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy trong mọi hoạt động trên địa bàn TP.HCM.
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương và đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 75% rác thải nhựa trên biển; 100% các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển.
Năm 2030, TP.HCM giảm 75% rác thải nhựa trên biển.
Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc xây dựng các nội dung tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa đối với biển và đại dương, môi trường và sức khỏe con người.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên & Môi trường sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc điều tra, thống kê, phân loại các nguồn thải nhựa phát sinh từ đất liền từ các hoạt động trên biển để làm cơ sở đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã được đề ra.
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ số tiêu thụ nhựa hiện nay trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh, khoảng 50 kg/năm/người. Sản phẩm nhựa Việt Nam được chia làm các nhóm chính, gồm nhựa bao bì (39%), nhựa gia dụng (32%), nhựa vật liệu xây dựng (14%), nhựa công nghệ cao (9%) và nhóm còn lại (5%). Mặc dù nhận thức và ý thức trách nhiệm của cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân đã có những chuyển biến tích cực, cùng với đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn tăng dần theo các năm, trong đó có chất thải nhựa và túi nylon, tuy nhiên Việt Nam vẫn tạo ra khoảng 1,83 triệu tấn nhựa không được quản lý hàng năm.
Ông Huỳnh Minh Nhựt - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị TP.HCM cho biết, rác là nguồn tài nguyên, nhưng nếu rác thải không được phân loại và tái chế hợp lý sẽ nguy hại cho môi trường và chất lượng sống của người dân. Do đó, trong bối cảnh TP.HCM đang nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường, Công ty cũng chuyển đổi hoạt động theo hướng hiện đại hóa trang thiết bị để nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.
Không dừng lại ở hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn, hoạt động thu gom và xử lý chất thải y tế cũng được Công ty đầu tư công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu xử lý ngày càng cao của thành phố. Cụ thể, với trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn, Công ty đã đầu tư xe ép kín chuyên dụng. Việc đưa xe ép kín chuyên dụng vào hoạt động sẽ từng bước giúp giảm ô nhiễm thứ cấp trong quá trình thu gom rác thải.
End of content
Không có tin nào tiếp theo