Một quyết định kỳ quặc
Đây là liên hoan kịch, nếu có ý nghĩa “dự thi” cũng là dự thi theo kiểu nghệ thuật, chứ đâu phải kỳ thi đại học hay thi vào Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh mà bắt buộc phải hạn chế đề tài hay “khoanh vùng” chủ đề và thời gian?
Lẽ ra, tiêu chí đầu tiên cho những cuộc liên hoan như thế này phải là tiêu chí chất lượng tác phẩm. Còn về thể hiện, thì càng phong phú bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Không những không hạn chế đề tài hay “chủ đề”, mà không hạn chế bất cứ dòng kịch nào, dù là đương đại hay lịch sử, hoặc pha trộn giữa lịch sử và đương đại.
Trong cảnh “kịch hay như…lá mùa thu” thế này mà còn bắt ne bắt nẹt, còn hạn chế các kiểu nữa, thì làm sao có tác phẩm hay trong liên hoan?
Cần phải hiểu, trong hoàn cảnh nhiều bức xúc về chủ quyền quốc gia, về những vấn nạn như tham nhũng thì những vở kịch lịch sử nếu có kịch bản hay, có đạo diễn tâm huyết và dàn diễn viên chuyên nghiệp thể hiện hết mình, thì những tác phẩm kịch ấy đã và sẽ được người xem nồng nhiệt đón nhận và hoan nghênh.
Hãy biết rằng nhân dân chúng ta yêu nước như thế nào, tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước dân tộc mình ra sao, thì mới hiểu vì sao những vở kịch đề tài lịch sử “đúng cỡ” sẽ ăn khách nhiều khi vượt ra ngoài mọi dự đoán của người trong cuộc.
Có lẽ, nhà quản lý văn hóa cũng nên tự xem lại mình khi có những quyết định mang tính kỳ quặc như vậy. Đó cũng là một kiểu “ngăn sông cấm chợ” trong nghệ thuật, dù nó núp dưới bất cứ vỏ bọc nào.
Theo TN
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác