Một số người giàu nhanh nhờ chính sách đất đai
Ông Trìu nói: Nếu chúng ta giải quyết vấn đề đất đai không tốt sẽ tạo ra đối kháng giữa chính quyền và nhân dân. Bài học gần đây nhất là tại Tiên Lãng, Hải Phòng. Bây giờ chúng ta phải lưu tâm đến hiện tượng công nhân thì bãi công, đình công, 70% khiếu kiện của nông dân liên quan đến đất đai. Rõ ràng ở đây có vấn đề.
Nhìn tổng thể chung, đời sống người dân được cải thiện. Nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng doãng ra. Có ông giám đốc lương 100 triệu đồng/tháng trong khi công nhân chỉ 2- 3 triệu đồng.
Liệu chính sách đất đai có góp phần làm một bộ phận giàu lên nhanh chóng, trong khi nông dân mất đất gặp khó khăn, theo ông?
Vừa qua, một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng, cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10- 15 lần.
Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân. Tôi về nông thôn, có nông dân nói tại sao lại lấy đất của nông dân chia cho người giàu. Đến dự khởi công một công trình tại Hà Nội, trong khi bên trong là lễ khởi công, bên ngoài là những nông dân khiếu kiện.
Một số nơi thu hồi đất của nông dân giá rất rẻ, sau đó cho doanh nghiệp chia lô, bán nền là giá tăng gấp 10- 15 lần. Chính sách như vậy sẽ làm giàu cho một số người mà làm nghèo nông dân Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Ngọc Trìu |
Người nông dân chỉ biết làm ruộng chứ có biết đi buôn, tiền đền bù xây được cái nhà là hết. Đô thị hóa, công nghiệp hóa là phải lấy đất nông nghiệp nhưng làm sao phải giải quyết hài hòa lợi ích của nông dân.
Đền bù không phải chỉ bằng tiền mà phải giúp nông dân có nghề để làm ăn. Khi tôi ở Thái Bình, làm dự án nhà máy điện lấy 300 ha đất lúa, bình quân ở Thái Bình 500 m2 đất/người, như vậy là 6.000 người già, trẻ, gái, trai không còn ruộng đất.
Vậy theo ông, chính sách đất đai phải sửa đổi ra sao để tránh xung đột và phát huy được nguồn lực của người dân?
Theo tôi, phải xác định rõ hơn trong điều kiện nào thì được lấy đất của dân, chứ không phải coi đất đai là sở hữu nhà nước, muốn thu hồi thế nào cũng được. Nhà nước chỉ là đại diện chứ không có quyền chiếm hữu đất đai của nông dân.
Hiện nay, chúng ta cứ nói công nghiệp hóa nông nghiệp nhưng nội dung cụ thể là gì thì không rõ, nên chỉ là khẩu hiệu. Trong khi đầu tư cho nông nghiệp lại giảm.
Đất đai nông nghiệp thì manh mún, bị thu hồi bất cứ lúc nào. Do vậy, phải có chính sách giao đất lâu dài cho nông dân, tạo điều kiện cho nông dân tích tụ đất đai. Tích tụ ruộng đất thì người tích tụ phải trực tiếp sản xuất, chứ không phải người có tiền mua đất để trở thành ông chủ và biến nông dân thành tá điền.
Muốn tích tụ ruộng đất phải đi hai bước: Thứ nhất là dồn điền, đổi thửa để mảnh ruộng lớn hơn. Thứ hai, tích tụ phải gắn liền với chuyển dịch lao động khỏi nông nghiệp và cơ giới hóa nông nghiệp. Hiện nay, lao động từ nông thôn ra thành phố làm thời vụ, không ổn định. T
hanh niên ra thành phố không nghề nghiệp dẫn đến nghiện hút, trộm cướp.
Ngoài chính sách pháp luật thì một bộ phận cán bộ cũng xa dân, thực hiện sai pháp luật về đất đai như tại Tiên Lãng, Hải Phòng?
Đây là vấn đề rất lớn. Tôi chỉ sợ một số cán bộ quan liêu, không về với nông dân. Khi tôi làm Phó Thủ tướng tôi thường xuyên xuống xã, làng. Nhưng hiện nay điều kiện mới, đi đâu cũng ô tô hàng đoàn.
Nếu xuống với nông dân mà cán bộ cứ cavát đỏ thì nói chuyện với người dân sao được, sẽ xa dân thôi. Có lần tôi xuống địa phương yêu cầu xử lý, chính quyền cho thuê đất chỉ 10 năm, thấy người ta làm được thì 5 năm định thu hồi đất.
Cũng như ở Tiên Lãng, Hải Phòng chính quyền sai hết từ giao đất, đến thu hồi đất. Dẫn đến người dân bất mãn. Bác Hồ nói cán bộ phải vui sau thiên hạ nhưng bây giờ, một số cán bộ sướng trước dân, lo đi chơi golf, giải quyết công việc không vì lợi ích người dân.
Cám ơn ông.
Hà Nhân (Tiền Phong)
End of content
Không có tin nào tiếp theo