Mua bán sát nhập ở Việt Nam vẫn mang tính tự phát
ông Yasuyuki Konuma-Giám đốc điều hành Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo đưa ra tại Hội thảo “Thu hút niêm yết IPO và hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) giữa Nhật Bản và Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào chiều ngày 5/3/2012 tại Hà Nội.
Theo ông Đặng Huy Đông-Thứ trưởng Bộ Kế hoạch&Đầu tư, hoạt động M&A đã xuất hiện trên nhiều quốc gia. Trong môi trường kinh doanh, hoạt động này ở Việt Nam vẫn có tỉ lệ thấp. Các thương vụ M&A ở Việt Nam vẫn diễn ra theo xu hướng thâu tóm các doanh nghiệp một cách tự phát.
Các hoạt động M&A ở Việt Nam chủ yếu đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản. Sự hiểu biết còn hạn chế của chủ thể tham gia hoạt động M&A còn hạn chế.
Vẫn theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch&Đầu tư, để thúc đẩy đầu tư từ phía doanh nghiệp hai nước cần kiện toàn lại hệ thống văn bản, pháp luật, các thủ tục pháp lý bảo vệ cho các chủ thể tham gia.
Đồng thời, các Bộ ngành cần tăng cường quản lý, tham gia cùng các Hiệp hội đào tạo, xây dựng hệ thống quản lý nhằm phát hiện những sai phạm.
Phía Nhật Bản cũng đưa ra những đánh giá cao về tiềm năng châu Á. Ông Yasuyuki Konuma-Giám đốc điều hành Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo nêu lên nhiều đặc điểm thuận lợi từ thị trường Nhật Bản.
Về phía Nhật Bản, việc thu hút hoạt động kinh doanh từ nước ngoài luôn được khuyến khích. Mức tài sản cá nhân trong Ngân hàng của Nhật Bản là 10.738 tỉ USD. Do đó, sự quan tâm đối với thị trường Việt Nam được chú trọng.
Bên cạnh đó, việc vận hành , quy mô của thị trường chứng khoán của Nhật Bản cũng mang nhiều đặc tính giống với nhiều thị trường chứng khoán nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, việc niêm yết tại thị trường chứng khoán Tokyo có nhiều lợi thế. Doanh nghiệp niêm yết sẽ được biết tới nhiều hơn, thúc đẩy việc giao thương.
Nhật Bản cũng cho phép hình thức niêm yết tại bản địa và cả tại Nhật Bản. Tuy vậy, để tham gia thị trường này cần có những quy định về hệ thống kế toán do Chính phủ Nhật Bản yêu cầu. Chính phủ Nhật Bản cho phép công khai theo bất kỳ một mức độ nào. Một số nước như Hàn Quốc, Hồng Công cũng đã có những chuẩn mực được chấp nhận.
Nhìn chung, đánh giá từ phía Nhật Bản đối với thị trường tiềm năng như Việt Nam là rất cao song hoạt động kinh doanh từ phía các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa thực sự đồng đều.
Phía Nhật Bản rất có thiện chí hợp tác với phía Việt Nam không chỉ về hoạt động mua bán, sáp nhập M&A mà còn muốn các doanh nghiệp Việt Nam nhất quán về chuẩn mực để tham gia thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Kiến An
End of content
Không có tin nào tiếp theo