Multimedia

Clip: Không thèm nể mặt "chúa tể rừng xanh", voi đuổi sư tử phải chạy "mất dép"

Hơi quê cho những vị vua một chút, nhưng đúng là "tránh voi tránh voi chẳng xấu mặt nào".

11 địa điểm chết chóc nhất thế giới / Tại sao chó ngao Tây Tạng không sợ tuyết rơi, sống thoải mái ở âm 40 độ C?

Trong họ voi có hai loài: voi châu Phi và voi châu Á. Voi châu Phi là động vật có vú trên cạn lớn nhất thế giới, trọng lượng có thể lên 6 tấn, dài đến 7,5 m và cao đến 3,3 m (tính đến vai). Voi châu Á lớn thứ hai.
Bản tính hiền lành cùng cơ thể to lớn giúp voi châu Phi tránh xa mối nguy hiểm từ những kẻ săn mồi trong tự nhiên. Chúng có sức mạnh áp đảo khiến bất cứ loài nào cũng phải khiếp sợ.
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Với các cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố thường ngày không chỉ loài người chúng ta, mà nhiều con vật trong cuộc sống có những thời điểm nóng giận bột phát. Đây là trạng thái mất bình tĩnh, không kiểm soát được cảm xúc khiến bản thân có những phản ứng thái quá, mất bình tĩnh. Khi cơ thể cảm thấy bực bội, khó chịu, sôi máu trong người, cơn nóng giận có thể gây ra các cuộc cãi vãi hoặc tệ hơn nữa là những trận xô xát.
Tuy nhiên, voi cũng không phải thần thánh, nó cũng có những cảm xúc lúc vui lúc buồn. Với thân hình lực lưỡng, sức mạnh khủng khiếp của mình, một khi voi nổi quạu thì hiếm có loại động vật nào dám làm trái ý nó, cho dù đó có là sư tử - ông vua của rừng xanh.
Đoạn clip đưa người xem đến một vùng đồng bằng thảo nguyên, nơi bầy voi to lớn đang cùng nhau tụ tập uống nước, tắm rửa tại một hố nước.
Voi là một loài có trật tự xã hội được phân chia rất rõ ràng. Đời sống xã hội của con đực và con cái rất khác nhau. Con cái sẽ dành cả đời để gắn bó khăng khít trong một cộng đồng lớn với nhiều thế hệ. Các con lớn tuổi nhất sẽ làm nhiệm vụ của con đầu đàn, dẫn dắt những con còn lại.
Là loài động vật ăn cỏ, voi rất thích tụ tập gần nguồn nước. Voi được coi là loài chủ chốt do chúng có tác động đáng kể lên môi trường cảnh quan xung quanh chúng. Những động vật khác thường giữ khoảng cách với voi; ngoại lệ là những kẻ săn mồi như sư tử, hổ, linh cẩu và chó hoang, thường chỉ rình những con voi non.
Do đó, voi chưa bao giờ thích bất kỳ loài động vật săn mồi nào bén mảng đến gần những thành viên bé nhỏ trong đàn, đặc biệt là sư tử.
Hai con sư tử trong đoạn clip là một cặp đôi đang trong thời kỳ giao phối. Đặc điểm đáng chú ý nhất của sư tử là chúng có tần suất làm “chuyện ấy” vô cùng đáng nể. Theo các nhà khoa học, vào thời kỳ sinh sản, mỗi cặp sư tử có thể “yêu” từ 20-40 lần/ngày và liên tiếp trong 4 ngày. Thậm chí, có không ít tài liệu đã ghi nhận rằng, có những cặp sư tử còn giao phối với nhau đến 86 lần/ngày.
Dĩ nhiên, sau những trận "quần thảo" dữ dội như vậy, sư tử cần tìm đến nguồn nước để giải khát cho cơ thể.
Đáng tiếc, bầy voi chỉ nhìn sư tử như những kẻ săn mồi đáng ghét mà không hề biết lý do thật sự đằng sau khiến sư tử tìm đến nguồn nước. Sư tử càng đến gần hố nước, cảm giác bất an trong người bầy voi càng tăng lên. Cuối cùng, những con voi to nhất trong đàn quyết định sẽ phải làm gì đó. Chúng tạm dừng việc uống nước rồi đuổi hai con sư tử chạy vòng quay khu vực.
Sự thật là với thân hình quá khổ của voi, nó không thể nào đuổi kịp sư tử, tất cả chỉ mang tính chất hù dọa là chính.
1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm