Multimedia

Clip: Linh cẩu liều chết đối đầu với đàn chó hoang để bảo vệ thân xác con nhỏ và pha lật kèo cực kỳ ngoạn mục vào phút cuối

Trong thế giới tự nhiên hoang dã, yếu tố quan trọng nhất quyết định thành bại của một trận giao tranh có lẽ nằm ở số lượng thành viên mỗi bên khi tham chiến...

Hệ hành tinh khác hứng "tận thế" trước mắt người Trái Đất / “Dạng sống thứ 3” của Trái Đất đang tạo ra năng lượng

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Linh cẩu là loài động vật ăn thịt tương đối phổ biến ở châu Phi, góp phần quan trọng để giúp cân bằng hệ sinh thái nơi đây. Mang cho mình ngoại hình gớm ghiếc, máu lạnh, tàn nhẫn đến độ có thể ăn thịt chính con non của mình nên không khó để hiểu tại sao linh cẩu nằm trong nhóm những loài động vật bị ghét bỏ nhất trên trái đất.

Đối với nhiều người, linh cẩu là một trong những loài động vật phù thủy cuối cùng, có sức mạnh của ma quỷ và các thế lực bóng tối hắc ám. Thậm chí, một số nền văn hóa châu Phi còn tin rằng phù thủy có thể biến thành những con linh cẩu để đi làm hại người khác.

Thời Trung cổ, nhiều người còn đồn đại về câu chuyện loài linh cẩu chuyên đi đào mộ và ăn xác của những người đã mất.

Mang nhiều tiếng xấu là thế, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận thực tế là linh cẩu cũng giống như nhiều loài động vật ăn thịt khác, cũng cần phải bổ sung lượng thức ăn đầy đủ thì mới có thể sinh tồn được ở trong môi trường tự nhiên hoang dã đầy khắc nghiệt.

Mặc dù phương thức kiếm ăn của linh cẩu không được "quang minh chính đại" cho lắm, nhưng nếu so về độ hiệu quả thì ít loài động vật nào có thể sánh bằng.

Tại châu Phi, linh cẩu đốm chỉ đứng sau sư tử (khi chúng đơn độc chạm trán nhau) về sức mạnh. Thậm chí đôi khi linh cẩu còn “bắt nạt” sư tử, khi chúng áp đảo về số lượng.

Ngoài ra, còn một loài động vật khác cũng săn mồi theo bầy, dựa vào ưu thế số đông để áp đảo con mồi, thậm chí còn có tỷ lệ thành công cao hơn linh cẩu, đó là chó hoang.

Chó hoang châu Phi là loài động vật được các nhà khoa học đánh giá là loài "đỉnh" nhất với bộ kỹ năng gần như hoàn hảo. Nếu như đến cả các loài động vật săn mồi lão luyện như sư tử, linh cẩu tỷ lệ săn mồi thành công rơi vào khoảng 30%, thì đối với chó hoang châu Phi tỷ lệ này đạt xấp xỉ 80%.

Do là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nguồn thức ăn nên chỉ cần đối thủ gặp sơ hở, chắc chắn một trong hai bên sẽ không nhượng bộ mà sẽ tranh thủ triệt tiêu. Đoạn clip dưới đây là một ví dụ.

Clip nguồn: LatestSightings.

Trong chuyến đi nghỉ dưỡng tại khu resort Jock Safari Lodge, anh Jan Kriel đã tình cờ chứng kiến hoạt cảnh có một không hai này.

Theo như lời kể của Jan, con linh cẩu trong đoạn clip vừa mới sinh con, tuy nhiên không hiểu vì nguyên nhân gì mà con của nó đã chết. Vì thương tiếc đứa con vừa mới dứt ruột đẻ đau nên con linh cẩu mẹ đã đứng lại để trông coi xác đứa con nhỏ. Điều này không qua khỏi cặp mắt "sắc như cú vọ" của một đàn chó hoang đi săn mồi ngang qua đó.

Con linh cẩu mẹ phải dựa vào bức tường mới có thể né tránh được các đòn tấn công của đàn chó hoang.

Con linh cẩu mẹ phải dựa vào bức tường mới có thể né tránh được các đòn tấn công của đàn chó hoang.

Không bỏ lỡ cơ hội ngon ăn, đàn chó hoang đã lao vào tấn công con linh cẩu mẹ. Bằng sự dẻo dai cùng với kinh nghiệm thực chiến lâu năm, con linh cẩu mẹ đã khéo léo câu giờ, né tránh hầu hết được đòn tấn công của bầy chó, để cuối cùng gọi được cứu viện là một con linh cẩu khác trong đàn. Lúc này, biết không thể kiếm được bữa ăn dễ dàng, đàn chó hoang đành phải ngậm ngùi bỏ đi.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm