Tin tức - Sự kiện

Muốn ổn định thị trường nông sản phải thay đổi từ chính người dân

Siết chặt quy trình sản xuất, đặt chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, không chạy theo lợi nhuận trước mắt… là những việc mà người cần thực hiện ngay nếu muốn phát triển bền vững. Bên cạnh đó, hy vọng các doanh nghiệp và Nhà nước sẽ tích cực đàm phán, thiết lập chuỗi thị trường đầu ra ổn định cho người dân yên tâm sản xuất.

 

Xuất khẩu rau quả tăng nhẹ trong những năm vừa qua nhưng nếu xét riêng về tỷ lệ lượng hàng được sản xuất ra trong nước so với số xuất đi thì còn chênh lệch quá lớn. 

 

Thay đổi từ phía người dân.

 

Một số doanh nghiệp chuyên về cung ứng rau quả thực phẩm cho biết, mặc dù họ có đầu ra ổn định nhưng lại không dám nhận nhiều hợp đồng; Chấp nhận lợi nhuận ít đi, chất lượng luôn đảm bảo và phải kiểm soát toàn bộ được sản phẩm của mình. 

 

Sản xuất theo phong trào dẫn đến tình trạng dư thừa một số loại hoa quả.

 

Doanh nghiệp, họ có công nghệ, có nghiên cứu thị trường, có thị trường đầu ra ổn định mà vẫn ghìm sản xuất lại cho dễ kiểm soát. Người dân không có gì trong tay lại luôn muốn mở rộng diện tích, sản xuất theo phong trào. Dẫn đến việc hoặc thừa cung hoặc thiếu chất lượng xảy ra hàng năm mà chưa giải quyết được.

 

Thị trường nội địa không tăng lên và quá tải hàng hóa. Thị trường bên ngoài vẫn đang rất mở cửa những chỉ chào đón những sản phẩm đạt tiêu chuẩn cả về kỹ thuật, số lượng, chất lượng, uy tín thương hiệu… Trong khi chất lượng rau quả Việt Nam chưa ổn định; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo kiểu càng nhều càng tốt; sản xuất lúc thì tự phát, có khi lại ồ ạt không kiểm soát.

 

Cứ cho là các thị trường nước ngoài đồng ý ký kết thu mua các mặt hàng nông sản Việt Nam thì chưa chắc nước ta đã đáp ứng được những yêu cầu mà họ đề ra. 

 

Xét từ phía cơ quan quản lý.

 

Về phía người dân là như vậy nhưng các cơ quan chính quyền sát cạnh cũng không cho thấy sự nhanh nhạy của mình trong việc dự báo thị trường. Các số liệu, dự đoán đưa ra ở mỗi địa phương còn chậm, lạc hậu, không sát với thị trường. 

 

(Ảnh: Dantri)

 

Vì thế, khi người dân không có thông tin chính xác sẽ canh tác đại trà, được đến đâu hay đến đấy. Khi thu hoạch đồng loạt lại tự đem bán cho thương lái lấy tiền ngay. Họ chấp nhận chuyện thua lỗ từng vụ nhưng không chịu tham gia vào hợp tác xã hay các khu nông nghiệp do ngại những thủ tục, ràng buốc hợp đồng và các quy trình sản xuất chặt chẽ từ phía thị trường yêu cầu.

 

Kết luận.

 

Để nâng cao giá trị nông sản Việt Nam cũng là giúp người dân sống được với cây trồng phải đòi hỏi sự thay đổi từ trên xuống dưới.  Nhà nước tạo điều kiện giúp người dân có đất, vốn sản xuất, khuyến khích tham gia vào HTX, khu nông nghiệp chuyên biệt, tạo định hướng tốt cho cả nước.

 

Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm đưa ra những công nghệ, kỹ thuật sản xuất giúp bà con nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Bộ công thương và các doanh nghiệp kết nối, tạo thành chuỗi cung cứng giữa nông sản và thị trường đầu ra ổn định, tránh việc được mùa mất giá.

 

Người dân trực tiếp sản xuất dựa vào thông tin từ trên đưa xuống mới quyết định canh tác loại cây gì cho phù hợp với thị trường. Tuân thủ theo quy trình sản xuất, chế biến đạt tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng để gây được uy tín với đối tác.

 

Rau quả hay các loại nông sản khác luôn có thị trường tiêu thị rộng mở nhưng có xâm nhập, giữ vững và phát triển được không lại phụ thuộc vào chính người sản xuất và các cơ quan quản lý đất nước ta.

 

 

Bảo Nguyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo