Mỹ, EU chủ trương làm tê liệt kinh tế Iran
Một ngày sau khi Iran cho công bố một loạt thành tựu hạt nhân quan trọng với việc tăng thêm 3.000 máy ly tâm, khai trương 3 lò phản ứng mới và nạp 20 thanh nhiên liệu lần đầu tiên sản xuất trong nước có cấp độ làm giàu 20% vào lò phản ứng nghiên cứu ở thủ đô Tehran, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc hình thức trừng phạt mới và chưa từng thấy nhằm làm tê liệt hệ thống tài chính của Iran mà không làm giá dầu mỏ tăng cao hơn.
Ngày 17.2 (theo giờ VN), Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với Bộ Tình báo và An ninh Iran (MOIS), sau khi cáo buộc cơ quan này hậu thuẫn khủng bố, vi phạm nhân quyền của người dân Iran và tiếp tay cho các cuộc trấn áp biểu tình của Chính phủ Syria.
Đây là động thái mới nhất trong một loạt biện pháp mà Mỹ áp dụng nhằm gia tăng sức ép lên Iran vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này. Theo đó, Washington cấm các quan chức MOIS đến Mỹ, phong tỏa toàn bộ tài sản của MOIS tại Mỹ và cấm công dân hoặc công ty Mỹ làm ăn với MOIS.
Ngoài ra, Chính phủ Mỹ muốn Iran bị trục xuất khỏi Hiệp hội Thông tin liên lạc Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới (SWIFT), một ngân hàng trao đổi hối đoái tài chính độc lập rất quan trọng cho các hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran. Biện pháp mới này của Mỹ sẽ có tác dụng hơn hẳn chiến dịch cấm vận gây sức ép ở mức độ thấp hiện nay nhằm thuyết phục Chính phủ Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.
Biện pháp mới cũng có thể giúp Chính phủ Mỹ có thêm thời gian nhằm thuyết phục Chính phủ Israel không phát động một cuộc tấn công quân sự đánh đòn phủ đầu chống Iran trong mùa xuân 2012.
Tuy vậy, đây là một lựa chọn cực đoan, vì biện pháp trừng phạt mới có thể kéo theo nhiều tổn thất như giá dầu mỏ có thể tăng mạnh, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới vẫn chưa phục hồi.
Trong thế giới tài chính, Mỹ không thể ra lệnh SWIFT trục xuất Iran. Nhưng để đạt được ý đồ đó, Mỹ có thể trừng phạt ban giám đốc của tổ chức tài chính này, hiện đặt trụ sở ở Brussel (Bỉ). Hiện nay, Mỹ và EU đang thảo luận và có thể để châu Âu ra đòn trước.
Hiện nay, hơn 40 ngân hàng và tổ chức tài chính của Iran sử dụng SWIFT để tiến hành các giao dịch tài chính, do đó việc không được sử dụng nguồn quỹ quốc tế đó có thể phá hủy nghiêm trọng nền kinh tế Iran.
Theo Dân Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump