Mỹ tăng thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam
Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), các nhà sản xuất tôm nội địa Hoa Kỳ đã giành được một chiến thắng gần đây khi Tòa Phúc thẩm liên bang ủng hộ quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thay đổi cách tính thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã điều chỉnh mức thuế đối với tôm Việt Nam. Do Việt Nam chưa được Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường nên Hoa Kỳ phải sử dụng một nước thay thế có nền kinh tế tương tự để tính toán.
Trong những năm trước, DOC đã sử dụng Bangladesh làm nước thay thế. Tuy nhiên, trong năm nay, một nhóm chủ tàu và nhà chế biến Hoa Kỳ đã khiếu kiện, viện dẫn các quyết định của chính phủ liên bang là không sử dụng Bangladesh vì lạm dụng lao động. Ủy ban đặc biệt về Hành động Thương mại Tôm (Ủy ban tôm) đã khởi kiện và Tòa đã ra lệnh thẩm định lại quyết định của DOC.
Sau khi xem xét lại, Bộ Thương mại đã chọn cách đánh giá tôm của Việt Nam dựa trên số liệu lương từ Ấn Độ và lưu ý rằng nước đông dân thứ hai trên thế giới này không bị ghi nhận về tình trạng lạm dụng lao động trong ngành tôm như Bangladesh.
Quyết định này có nghĩa là các nhà nhập khẩu được lựa chọn phải chịu mức thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu cao hơn trong khoảng thời gian 12 tháng bắt đầu từ tháng 2 năm 2013 (đợt rà soát hành chính lần thứ 9). Mức thuế đã tăng từ 1,16% lên 1,42% do Tòa yêu cầu xác định lại mức thuế.
Các công ty nhập khẩu sản phẩm tôm vào Hoa Kỳ phải nộp tiền đặt cọc, từ đó chính phủ trừ tiền thuế. DOC tiến hành các cuộc rà soát hành chính như trên theo định kỳ để cập nhật và tính toán lại các mức thuế. Cuộc rà soát tiếp theo dự kiến sẽ hoàn thành trong năm tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển