Quốc tế

Mỹ triển khai phi đội máy bay ném bom chiến lược ở Anh

Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ triển khai đầy đủ phi đội máy bay ném bom chiến lược tại Vương quốc Anh trong bối cảnh căng thẳng với Nga.

Tờ The Times của Anh cho hay, 2 máy bay ném bom tàng hình B-2, 3 máy bay B-52H "Pháo đài của tầng bình lưu" và 3 máy bay B-1 "Lancer" đã có mặt tại căn cứ không quân Fairford ở Gloucestershire như trong thời Chiến tranh Lạnh. Phi đội máy bay này có thể thực hiện tấn công hạt nhân, tuy nhiê, không một chiếc máy bay nào trong số này đến Anh được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Mỹ triển khai phi đội máy bay ném bom chiến lược ở Anh.

"Lầu Năm Góc đã quyết định cần thiết phải nhắc nhở Nga về khả năng của Mỹ, trong khi Nga đang có lập trường quân sự ngày càng hung hăng, trong đó có cả việc liên tục gửi đội tuần tra gồm những máy bay ném bom chiến lược tới biên giới Mỹ, Anh và không phận của các thành viên khác của NATO", tờ The Times viết.

Căn cứ không quân Fairford là một cơ sở dự phòng của Mỹ dành cho các chiến dịch ở châu Âu. Tất cả máy bay ném bom chiến lược vừa được triển khai đều đã từng tham gia hoạt động chiến đấu sau Chiến tranh Lạnh, kể cả ở Iraq và Afghanistan để Không quân Mỹ kiểm tra sức mạnh của họ về phối hợp nhiệm vụ.

Tướng Richard Clarke, Chỉ huy Không lực 3, có tổng hành dinh ở căn cứ không quân Ramstein, Đức cho biết việc bố trí tất cả ba loại máy bay ném bom chiến lược trên lãnh thổ châu Âu sẽ chứng tỏ "việc đội ngũ đồng minh của chúng tôi có thể tập trung nhanh như thế nào tại thời điểm tiếp xúc và địa điểm chỉ định  để đảm bảo kiểm soát và bảo vệ bất kỳ hành động xâm lược có thể xảy ra".

Đúng như dự đoán, tất cả 8 máy bay, cũng như đội  tàu chở dầu nạp nhiên liệu hỗ trợ trong thời gian tới sẽ thực hiện nhiều  chuyến hành trình di chuyển giữa các nước Baltic, những nơi  có diễn tập quân sự, và căn cứ tại Vương quốc Anh. Theo báo The Times cho biết, lần duy nhất tất cả ba loại máy bay ném bom chiến lược cùng tham gia một sứ mệnh là năm ngoái trong cuộc tập trận huấn luyện tại căn cứ Mỹ trên đảo Guam.

Nên đọc
theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo